Loạt Megastory: Quốc hội nhìn từ 3 dự án luật quan trọng có hiệu lực sớm: Tinh thần lập pháp chủ động và kiến tạo
Bài 3: Không ngại thâu đêm 'sáng đèn' vì quốc kế dân sinh
.

Loạt Megastory: Quốc hội nhìn từ 3 dự án luật quan trọng có hiệu lực sớm: Tinh thần lập pháp chủ động và kiến tạo
Bài 3: Không ngại thâu đêm 'sáng đèn' vì quốc kế dân sinh

19:04, 17/11/2024

 

 
 

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, bên cạnh 8 kỳ họp thường lệ, Quốc hội đã tổ chức 8 kỳ họp bất thường để xem xét, quyết định các vấn đề trọng đại, cấp bách của đất nước. Đây là minh chứng rõ nét cho một Quốc hội tận tâm, đổi mới, sáng tạo, tích cực trong tư duy và cách làm, hành động quyết liệt vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Tinh thần làm việc không có ngày nghỉ, không lễ, tết để đồng hành cùng Chính phủ nhằm hoàn thiện đồng bộ thể chế, tạo lập khung khổ pháp lý vững chắc để đất nước phát triển đang trở thành phương châm xuyên suốt của Quốc hội trong nhiệm kỳ này.

 

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội trải qua 8 kỳ họp bất thường, ngang với số kỳ họp thường lệ. Con số này cho thấy các kỳ họp bất thường đang trở thành hoạt động bình thường của Quốc hội. Tại các kỳ họp bất thường, nhiều nội dung “quan trọng, cấp bách, không thể trì hoãn” đã được xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Điển hình là kỳ họp bất thường lần thứ 5 diễn ra ngày 15-1-2024, Quốc hội đã xem xét, thông qua 4 nội dung, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - dự án luật khó nhất, phức tạp nhất. Đây là minh chứng rõ nét cho một Quốc hội không ngại “sáng đèn” vì đất nước, vì nhân dân, bám sát đời sống và các nhiệm vụ chính trị của đất nước để xem xét, giải quyết những nội dung không thể trì hoãn.

Theo đánh giá của Quốc hội, kỳ họp bất thường lần 5 với việc thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Bởi lẽ, đây là dự án luật có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Dự án luật có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với năm 2024 và cả nhiệm kỳ, mà còn có ý nghĩa căn cơ, lâu dài.

Toàn cảnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 8 và cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: quochoi.vn

Luật Đất đai (sửa đổi) cùng với các dự án luật là: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực đồng thời từ 1-8-2024 đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất.

Việc các kỳ họp bất thường diễn ngày càng thường xuyên cho thấy, Quốc hội đang không ngừng đổi mới trong tư duy và cách làm, vừa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn cuộc sống và mong muốn của cử tri cả nước vừa thể hiện sự tận tâm, vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước. Các kỳ họp như thế này cần tiếp tục được phát huy để hướng tới một Quốc hội hoạt động thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Dự án khu dân cư A1-C1 tại huyện Thống Nhất được điều chỉnh chủ trương đầu tư kéo dài thời gian thực hiện đến tháng 9-2025, sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua. Ảnh Hoàng Lộc

Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các kỳ họp của Quốc hội đều hoàn thành mục tiêu đề ra, đáp ứng kịp thời sự lãnh đạo của Đảng. Cũng theo Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, hiện nay, gần như mọi mặt đời sống xã hội đều có pháp luật điều chỉnh, đây là nỗ lực lớn của cơ quan pháp quyền. Không chỉ nhanh nhạy, kịp thời trong xây dựng các bộ luật mới, Quốc hội cũng thẳng thắn nhìn nhận và kịp thời sửa chữa các luật, quy định không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đối với những bộ luật cần thiết phải áp dụng ngay vào thực tiễn, Quốc hội không ngại sửa đổi điều luật để luật có hiệu lực thi hành sớm hơn dự kiến.

Điển hình nhất vẫn là dự án Luật Đất đai (sửa đổi), từ những chính sách mới của luật được ban hành, Chính phủ đề xuất và Quốc hội đồng ý để luật có hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng. Việc sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống không chỉ có ý nghĩa tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo sự đồng bộ với các luật khác liên quan đến đất đai mà còn là để biết được luật mới có còn vướng hay không để sửa tiếp. Đây chính là sự đổi mới, sáng tạo và thực chất của trong xây dựng luật pháp của Quốc hội.

 
 
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu khi giám sát tại Đồng Nai.
Ảnh: Hoàng Lộc
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu khi giám sát tại Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Lộc

Một trong 3 chức năng cơ bản và cũng là nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội là giám sát. Việc này không chỉ nhằm mục đích kiểm tra đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho luật pháp được thi hành nghiêm và thống nhất mà còn đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tại Đồng Nai, năm 2024, Quốc hội, Ủy Ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã thực hiện nhiều đợt, nhiều chuyên đề giám sát như: giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2009 đến hết năm 2023; giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023… Với mỗi chuyên đề, đoàn giám sát đều ghi nhận khó khăn và kiến nghị, đề xuất từ phía địa phương để tiếp tục hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn cho phát triển.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh trao đổi với người dân bị thu hồi đất để làm dự án Đường ven sông Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Lộc

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, khi giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 tại Đồng Nai vào ngày 5-3-2024 cho rằng, nghị quyết này được ban hành và tổ chức thực hiện trong bối cảnh đặc biệt. Đó là dịch Covid-19 đang diễn ra và gây tác động rất tiêu cực đến đời sống người dân, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng giảm thấp, sản xuất kinh doanh thu hẹp, an sinh xã hội, việc làm, sinh kế của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Nghị quyết được ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện hiệu quả là giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát, cải thiện đời sống của nhân dân, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Phó chủ tịch Quốc hội khi đó đánh giá cao tỉnh Đồng Nai do đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, chỉ thị để triển khai thực hiện nghị quyết. Nhờ đó, kinh tế - xã hội từng bước phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng đạt kết quả đáng ghi nhận. Điều này cũng cho thấy, nghị quyết của Quốc hội được ban hành là kịp thời và đúng đắn trước thực tiễn cuộc sống. Trưởng đoàn giám sát cũng chỉ ra một số bất cập, hạn chế và đề nghị tỉnh làm rõ thêm các tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp khắc phục. Đồng thời, trưởng đoàn giám sát ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh để đưa vào báo cáo giám sát và dự thảo nghị quyết giám sát trình Quốc hội.

Sản xuất thiết bị điện tại Công ty CP Thibidi, huyện Long Thành. Ảnh: Hoàng Lộc
Sản xuất thiết bị điện tại Công ty CP Thibidi, huyện Long Thành. Ảnh: Hoàng Lộc

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo khi giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 vào ngày 13-6-2024 và ngày 9-7-2024 thì cho rằng, vướng mắc do các quy định chưa rõ ràng, những phát sinh mới trong thực tiễn chưa có trong luật hay do cách thức thực hiện chưa linh hoạt là không tránh khỏi trong quá trình thực thi pháp luật. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý phải liên tục lắng nghe và kịp thời tháo gỡ.

Việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề này là để đánh giá một cách toàn diện, khách quan việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; ghi nhận đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhất là sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi)và Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua.

 
 
 
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: quochoi.vn
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: quochoi.vn

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Đoàn đại biểu Quốc tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức nhiều cuộc giám sát theo chương trình của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trên nhiều lĩnh vực “nóng” như: đất đai, xây dựng, giao thông, tài chính, tư pháp, giáo dục, y tế…

Trong năm 2024 này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia 2 cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội, 2 cuộc giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Riêng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện 3 cuộc giám sát chuyên đề gồm: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ giai đoạn 2019-2023; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2020-2023 và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và đầu tư khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trên địa bàn tỉnh.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường phát biểu tại buổi giám sát thực hiện chính sách về năng lượng năm 2023. Ảnh: Hoàng Lộc

Không chỉ thực hiện các đợt giám sát theo từng chuyên đề, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông qua các đợt tiếp xúc cử tri kỳ trước và sau các kỳ họp Quốc hội; tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác của đại biểu Quốc hội để nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng; lắng nghe ý kiến, kiến nghị cũng như giám sát việc giải quyết kiến nghị của cư tri và nhân dân từ các lần phản ánh trước. Qua đó, giúp hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh ngày càng thiết thực, chất lượng.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường cho rằng, giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội, giám sát là việc Quốc hội sử dụng các phương tiện và công cụ của mình để tìm hiểu chính sách, pháp luật do Quốc hội ban hành được thực thi ra sao, các cơ quan Nhà nước thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó, để bảo vệ lợi ích của đất nước, của nhân dân và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.

Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát dự án Nhà ở xã hội tại Biên Hòa. Ảnh: Hoàng Lộc
Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát dự án Nhà ở xã hội tại Biên Hòa. Ảnh: Hoàng Lộc

Thực hiện chức năng này, Đoàn đại biểu Quốc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nhiều cuộc giám sát theo chương trình của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Từ kết quả các đợt giám sát và thực tiễn địa phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan thẩm quyền Trung ương và chính quyền địa phương khắc phục khó khăn, vướng mắc. Trong đó có, kiến nghị Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan đến Luật Đất đai (sửa đổi) để tháo gỡ các vướng mắc về đến giải ngân vốn đầu tư, lập và điều chỉnh các quy hoạch, doanh nghiệp và dự án bất động sản, quản lý và sử dụng đất nông lâm trường hiệu quả…

Dự án bất động sản tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch nằm trong số 181 dự án “bất động” do vướng pháp lý. Ảnh: Hoàng Lộc
 
 
Từ khóa:

nhiệm kỳ 2021-2026

Quốc hội

Xem thêm bình luận