Báo Đồng Nai điện tử
En

Điểm sáng hạ tầng Đồng Nai kích cầu bất động sản

07:07, 22/07/2020

Với vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và mức GRDP tăng bình quân 8-9% mỗi năm, Đồng Nai vừa là đầu tàu kinh tế, vừa đóng vai trò quan trọng trong kết nối vùng. Để phát huy vai trò đó, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh các dự án hạ tầng giao thông kết nối giữa với các địa phương liên vùng.

Với vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và mức GRDP tăng bình quân 8-9% mỗi năm, Đồng Nai vừa là đầu tàu kinh tế, vừa đóng vai trò quan trọng trong kết nối vùng. Để phát huy vai trò đó, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh các dự án hạ tầng giao thông kết nối giữa với các địa phương liên vùng.

Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: PT
Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: PT

Các dự án này được kỳ vọng sẽ giúp thu hút mạnh mẽ đầu tư vào địa phương, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, đồng thời thay đổi diện mạo của tỉnh nhà.

Mở rộng đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng kết nối

Trong các tuyến giao thông kết nối tại Đồng Nai, đường Vành đai 3 được đánh giá là một trong những dự án mang tính chiến lược, giúp liên kết giữa khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Tuyến đường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 và điều chỉnh năm 2013, đi qua 4 tỉnh gồm Long An, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương, với tổng chiều dài 89,3km. Riêng dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, sau khi Chính phủ ký kết hiệp định vay hơn 190 triệu USD vốn ODA của Hàn Quốc và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án, tỉnh Đồng Nai cam kết sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 30-6-2021 để dự án có thể khởi công đúng tiến độ.

Song song đó, hàng loạt các tuyến đường cao tốc liên kết vùng cũng đang được gấp rút triển khai, điển hình là cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu… Theo Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam (SEPMU), chủ đầu tư cao tốc Bến Lức – Long Thành, sau khi điều chỉnh chủ trương đầu tư và gia hạn hiệp định vay vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2022 hoặc 2023.

Đoạn đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc dự án Đường Vành đai 3 đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Ảnh: PT
Đoạn đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc dự án Đường Vành đai 3 đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Ảnh: PT

Với tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỷ đồng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 46,8 km đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự kiến sau khi hoàn thành, đây sẽ là đường kết nối nhanh nhất từ Đồng Nai đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuyến đường sẽ giảm tải cho quốc lộ 51, đồng thời thu hút vốn đầu tư, từ đó đưa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai trở thành trung tâm dịch vụ logistics.

Cùng với việc đẩy nhanh các dự án xây dựng các tuyến đường mới, Đồng Nai cũng vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét đầu tư, mở rộng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe như hiện tại lên 10-12 làn xe. Từ khi chính thức được đưa vào sử dụng năm 2015, tuyến cao tốc này đã kết nối các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ, TP.Hồ Chí Minh và Tây Nguyên. Tuy nhiên, tuyến đường này nhanh chóng bị quá tải và thường xuyên bị kẹt xe. Theo Giám đốc Sở GT-VT Từ Nam Thành, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được quy hoạch với lộ giới rộng 120m nên có thể đáp ứng việc mở rộng trong thời gian tới.

Bản đồ Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Bản đồ Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đặc biệt, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ngày 21-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu trong tháng 10-2020, Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn 1 (1.810 ha) của dự án Sân bay Long Thành để chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) triển khai xây dựng.

Thúc đẩy kinh tế sau đại dịch

Từ đầu năm, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm nay. Là nước hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động dù đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo Bộ Kế hoạch – đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP quý II tăng 0,36%, 6 tháng đầu năm tăng hơn 1,8%. Đây là mức tăng thấp nhất của Việt Nam trong 10 năm qua nhưng vẫn nằm trong tốp đầu của thế giới.

Riêng tại Đồng Nai, địa phương luôn dẫn đầu về phát triển công nghiệp, các dự án hạ tầng được cho là một trong những yếu tố quan trọng giúp tỉnh Đồng Nai tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong tình hình khó khăn, qua đó duy trì phát triển kinh tế. Cụ thể, GRDP của tỉnh 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn GDP cả nước khoảng 4%. Trong 6 tháng đầu năm, Đồng Nai đã thu hút 650 triệu USD vốn FDI, bằng khoảng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, những chỉ số về kinh tế của tỉnh đều thấp hơn cùng kỳ năm 2019 nhưng trong bối cảnh khó khăn, đây vẫn là những điểm sáng đáng ghi nhận và cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai.

 Đô thị sinh thái thông minh Aqua City với quy mô gần 1,000ha được quy hoạch bài bản góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Đồng Nai
Đô thị sinh thái thông minh Aqua City với quy mô gần 1,000ha được quy hoạch bài bản góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Đồng Nai

Việc các doanh nghiệp đến đầu tư cũng thu hút nhiều chuyên gia, người lao động đến sinh sống và làm việc tại Đồng Nai, kéo theo nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Với các lợi thế lớn về vị trí, hạ tầng, yếu tố tự nhiên, Đồng Nai đang trở thành điểm đến của nhiều “ông lớn” bất động sản. Trong đó, một trong những xu hướng đang được ưa chuộng sau thời điểm dịch bệnh là phát triển các khu đô thị sinh thái, tận dụng được cảnh quan sẵn có cùng chuỗi tiện ích hiện đại.

Một trong những dự án đi theo xu hướng này là Aqua City của Tập đoàn Novaland. Dự án thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng bởi quy hoạch theo mô hình sinh thái thông minh, tận dụng lợi thế thiên nhiên sông nước bao bọc cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp, đồng bộ tạo nên một không gian sống xanh theo chuẩn mực của đô thị sinh thái trên thế giới.

Dự án Aqua City mang lợi thế lớn về vị trí khi tọa lạc ngay tại tâm điểm kết nối giao thông liên vùng
Dự án Aqua City mang lợi thế lớn về vị trí khi tọa lạc ngay tại tâm điểm kết nối giao thông liên vùng

Với quy mô gần 1.000ha tọa lạc tại Nam Biên Hòa - tâm điểm của các tuyến đường huyết mạch kết nối liên vùng như Hương lộ 2, Quốc lộ 51, Vành Đai 3; thời gian di chuyển từ Aqua City đến TP.Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận cũng rất nhanh chóng và thuận tiện. Đặc biệt, đại dự án này đang được giới đầu tư cả nước quan tâm khi tỉnh Đồng Nai đang đặt quyết tâm khởi công xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trong tháng 9-2020 và Hương lộ 2 nối dài (giai đoạn 1) trong tháng 10-2020.

Dù vậy, đây có thể chỉ mới là khởi đầu cho một làn sóng đầu tư. Nhiều chuyên gia nhận định, Đồng Nai với những lợi thế vượt trội sẽ tiếp tục là tâm điểm đầu tư. Qua đó, người dân có thể hy vọng vào sự phát triển năng động của nền kinh tế, và sự đổi mới mạnh mẽ của diện mạo đô thị tỉnh nhà.

Tuyết Mai

Tin xem nhiều