Báo Đồng Nai điện tử
En

Cơ hội không ở yên chờ doanh nghiệp

11:10, 30/10/2015

Gần 8 năm làm Tham tán công sứ thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, ông Nguyễn Trung Dũng đã có nhiều đóng góp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Mới đây, ông đã về Đồng Nai gặp gỡ, hỗ trợ thêm thông tin, giúp các doanh nghiệp nhanh tay đón lấy thời cơ mở rộng xuất khẩu.

Gần 8 năm làm Tham tán công sứ thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, ông Nguyễn Trung Dũng đã có nhiều đóng góp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thêm tốt đẹp. Ông cũng là người “mai mối” cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản, thị trường nổi tiếng khó tính và đòi hỏi các tiêu chuẩn rất khắt khe. Mới đây, ông đã về Đồng Nai gặp gỡ, hỗ trợ thêm thông tin các doanh nghiệp giúp nhanh tay đón lấy thời cơ mở rộng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán công sứ thương mại Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh: H.GIANG
Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán công sứ thương mại Việt Nam tại Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản lại tốt như bây giờ. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Đồng Nai tăng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản và thu hút làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Đồng Nai để tạo thành chuỗi sản xuất cung ứng liên quốc gia.

* Kim ngạch xuất khẩu có thể lên đến 26 tỷ USD

* Nht Bn là mt trong 2 th trường xut khu ln nht ca Đồng Nai nên nhiu doanh nghip rt quan tâm đến th trường này. Ông có th cho biết hàng hóa Vit Nam mun vào th trường này suôn s, phi đảm bo nhng tiêu chí nào?

- Nhật Bản là một trong những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa. Vì vậy, hàng hóa muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi mặt hàng xuất khẩu sẽ có yêu cầu riêng. Nhưng trước khi chấp nhận nhập khẩu mặt hàng nào, phía Nhật Bản kiểm tra rất gắt gao nên các doanh nghiệp phải chú ý làm đúng thủ tục, yêu cầu của phía đối tác. Đặc biệt với hàng trái cây, thực phẩm chế biến khi muốn xuất khẩu vào Nhật Bản, các công ty nên tìm một chuyên gia giỏi, am hiểu về mặt hàng mình sẽ xuất khẩu tư vấn để quá trình đàm phán đạt kết quả cao hơn. Ở Nhật Bản không có chống bán phá giá, nhưng quy định về dư lượng thuốc kháng sinh, bảo vệ thực vật trong thủy sản, trái cây, nông sản đòi hỏi phải rất thấp.

* Vi li thế Hip định thương mi t do song phương gia Vit Nam - Nht Bn và Hip định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) va đàm phán xong, thi gian ti doanh nghip Vit Nam phi làm gì để đón ly cơ hi?

- Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản hoàn thành đàm phán từ cuối năm 2008, có hiệu lực từ 1-10-2009. Theo đó, trong vòng 10 năm khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Thực tế đến thời điểm hiện nay đã có 3.234 dòng thuế cắt giảm về 0%, đây cũng là một trong những thuận lợi giúp hàng hóa Việt Nam cũng như Đồng Nai xuất khẩu vào Nhật Bản tăng mạnh.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 7,7 tỷ USD, đến năm 2014 tăng lên gần 14,7 tỷ USD, dự kiến năm nay và những năm tiếp theo xuất khẩu vào thị trường còn tiếp tục tăng cao. Lợi thế từ hiệp định thương mại tự do đã rõ, gần đây TPP lại hoàn tất đàm phán, tôi tin đến năm 2020 xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có thể đạt 26 tỷ USD.

Để nắm bắt cơ hội, bây giờ mới đề cập đến thì hơi chậm, nhưng vẫn còn thời gian nếu các doanh nghiệp Việt Nam gấp rút củng cố lại sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại tìm các đối tác Nhật Bản để liên kết đưa hàng hóa sang nước này. Hàng hóa muốn được chấp nhận tại Nhật Bản, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ xem nhu cầu của họ cần gì để sản xuất, chú ý bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì mình đang có.

* Ông nhn mnh TPP không ch mang li cơ hi cho hàng hóa xut khu mà đây còn là cơ hi để thu hút đầu tư ca Nht Bn vào Vit Nam, đặc bit là công nghip h tr. Nếu không nhanh tay nm ly, cơ hi s qua đi và không tr li. Ông có th nói rõ hơn doanh nghip phi chun b nhng gì để không vut mt cơ hi?

- Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác đầu tư vào Việt Nam lớn thứ 2 chỉ sau Hàn Quốc với tổng vốn gần 38 tỷ USD, chiếm gần 15% trong vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, 2-3 năm trở lại đây, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam tăng cao và Đồng Nai là một trong những điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước này. Theo nhận định của phía Nhật Bản thì Việt Nam đang là nơi lý tưởng để đầu tư.

Hiện nay 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, TPP đàm phán xong, doanh nghiệp đầu tư vào không chỉ cung cấp nguyên liệu cho thị trường trong nước mà có thể xuất khẩu sang các nước có ký FTA để hưởng các ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu. Đây là thời điểm thích hợp nhất để các tỉnh mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực mình đang thiếu, yếu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng Nai có thể nhân cơ hội này tìm đối tác liên kết, hợp tác để tiếp cận kỹ thuật công nghệ cao phục vụ cho sản xuất. Cơ hội này không kéo dài nên để qua đi sẽ không có lần thứ hai.

*Nắm cơ hội thu hút đầu tư từ Nhật

 * Mt hàng nào trong thi gian ti có th đẩy mnh xut khu vào Nht Bn?

- Những mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang xuất khẩu vào Nhật Bản là thủy sản, nông sản. Với trái cây, phía Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu cao, nhưng rào cản khá lớn. Đơn cử như trái cây sau khi sản xuất theo đúng quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất còn phải xử lý hơi nước nóng, tránh côn trùng xâm nhập. Hiện Việt Nam mới chỉ có trái thanh long ruột trắng vào được thị trường Nhật Bản, còn trái thanh long ruột đỏ, xoài vẫn đang đàm phán, có khả năng cuối năm nay xoài xuất được và đầu năm 2016 là thanh long ruột đỏ.

* Trong chiến lược hp tác vi Nht Bn, Vit Nam ưu tiên cho nhng ngành nào và có chính sách riêng cho tng vùng?

- Năm 2013, Nhật Bản tham gia vào đàm phán TPP, Chính phủ đã có kế hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, ưu tiên 6 ngành là: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô nhằm thu hút đầu tư, củng cố liên kết sản xuất, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo ra giá trị gia tăng cao cho các ngành.

 

Hiện Việt Nam đang đàm phán để mở cửa cho thanh long ruột đỏ và xoài vào Nhật. Với trái xoài, người tiêu dùng Nhật Bản chỉ chấp nhận xoài Cát Chu, còn các loại xoài khác đều không nhập. Vì thế, muốn xuất khẩu tốt nông sản, Đồng Nai cần thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực sản xuất nông sản xuất khẩu. Tôi xin nhấn mạnh là xuất khẩu nông sản vào Nhật Bản giá rất cao. Có thời điểm giá 1 kg xoài khoảng 150 USD. Bên cạnh đó, hàng dệt may, máy móc thiết bị, phụ tùng, giày dép, gỗ, sản phẩm từ gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tương đối nhiều. Thời gian tới, doanh nghiệp có thể tiếp tục mở rộng xuất khẩu để hưởng các ưu đãi về thuế quan. Ngoài ra, doanh nghiệp Đồng Nai có thể nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này để sản xuất, khi TPP chính thức đủ điều kiện hưởng những lợi thế từ giảm thuế.

Những lĩnh vực Chính phủ đang ưu tiên thu hút đầu tư là thế mạnh của doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện Nhật Bản có khoảng 3,8 triệu doanh nghiệp đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ là một trong thế mạnh và các doanh nghiệp nước này đang muốn đầu tư vào Việt Nam và phía Việt Nam đang chào mời. Nhưng người Nhật rất cẩn thận, trước khi đầu tư đồng loạt họ sẽ yêu cầu làm thử tại một số tỉnh, thành xem kết quả tốt mới nhân rộng ra. Và Chính phủ có kế hoạch riêng từng vùng để mời gọi đầu tư.

* Sau khi làm vic và tiếp xúc vi nhiu hip hi, doanh nghip, ông có nhn nh riêng gì vi  doanh nghip Đồng Nai?

- Tôi thấy doanh nghiệp và chính quyền Đồng Nai khá chủ động trong việc tìm thông tin, thị trường đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, để hàng hóa Đồng Nai rộng đường vào thị trường trên, các doanh nghiệp tăng cường quảng bá hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản. Xúc tiến đầu tư thương mại với các địa phương của Nhật Bản và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của Đồng Nai. Nếu cần thông tin, giới thiệu hàng hóa, tiếp cận doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Đồng Nai có thể liên hệ trực tiếp với Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka hoặc Trung tâm ASEAN - Nhật Bản.

* Xin cảm ơn ông!

Hương Giang (thực hiện)

 

Tin xem nhiều