Báo Đồng Nai điện tử
En

Bỏ phí "mỏ vàng" du lịch rừng

09:01, 06/01/2014

Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Ngoài thế mạnh về công nghiệp, Đồng Nai còn có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái rừng.

Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Ngoài thế mạnh về công nghiệp, Đồng Nai còn có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái rừng.

Năm 2005, Bàu Sấu (Vườn quốc gia Cát Tiên) được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Năm 2005, Bàu Sấu (Vườn quốc gia Cát Tiên) được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Hiện, tỷ lệ che phủ rừng trên tổng diện tích tự nhiên của Đồng Nai là 29,8% và được đánh giá là tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất vùng Đông Nam bộ. Diện tích rừng tự nhiên tại Đồng Nai hiện nay khoảng gần 120 ngàn hécta, trong đó nhiều vùng được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển nên ngoài giá trị về sinh thái, rừng Đồng Nai còn tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

* Tiềm ẩn nhiều giá trị

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai bao gồm: Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây không những là thành quả của việc bảo vệ rừng, bảo tồn tự nhiên, môi trường của tỉnh mà còn là điểm nhấn quan trọng thể hiện giá trị sinh thái. 

Theo ông Nguyễn Văn Quyết, Phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, rừng có giá trị cực kỳ to lớn. Ngoài các giá trị về sinh thái, kinh tế thì rừng Đồng Nai còn lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc, như: Chơro, Mạ, S’tiêng… và là căn cứ Chiến khu Đ trong hai cuộc kháng chiến cứu nước chống Pháp và Mỹ. Đây là những yếu tố có tầm quan trọng, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

* Cần đẩy mạnh khai thác

Ông Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, nhận xét: “Đồng Nai mới chỉ phát triển mạnh về kinh tế các khu công nghiệp, còn du lịch chưa được khai thác triệt để. Chúng ta có rừng và rừng rất giàu giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử nên cần thiết phải đẩy mạnh du lịch sinh thái. Mô hình này không chỉ phát huy các giá trị của rừng mà còn góp phần giáo dục, tuyên truyền đến người dân về bảo vệ rừng”.

Từ năm 1995 đến nay, Vườn quốc gia Cát Tiên thường xuyên tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.
Từ năm 1995 đến nay, Vườn quốc gia Cát Tiên thường xuyên tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 51 điểm tự nhiên, bao gồm: rừng núi, sông, suối, hồ, vườn… có khả năng phát triển du lịch. Đây là điều kiện để phát triển du lịch sinh thái theo hình thức cắm trại dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan và nghiên cứu đa dạng sinh học, thăm các bản làng dân tộc… Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên là một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển du lịch sinh thái. Ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc VQG Cát Tiên cho hay: “Tổ chức các hoạt động du lịch là một nhiệm vụ song hành và bổ trợ cho các nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học của vườn. Năm 1995, VQG Cát Tiên đã tiến hành tổ chức các hoạt động du lịch, hiện nay, không chỉ là điểm đến của du khách trong nước mà còn của du khách quốc tế”.

Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tổ chức hội thảo khoa học về “Tổ chức festival rừng Việt Nam - Đồng Nai” tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu). Hội thảo tập trung nghiên cứu các giá trị của rừng để đi đến tổ chức festival rừng mang đậm dấu ấn, hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của rừng. Dự kiến, Festival rừng Việt Nam - Đồng Nai sẽ được UBND tỉnh tổ chức lần I vào tháng 10-2014 với kinh phí dự trù ban đầu khoảng 25 tỷ đồng.

Kết quả khảo sát ngẫu nhiên của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch cho thấy, trong 291 du khách dự định đến Đồng Nai thì 59% du khách có dự định đến với suối, thác và rừng. Do vậy, du lịch sinh thái ở Đồng Nai cần phát triển hơn nữa. Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch Đồng Nai, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 được chia thành 5 tuyến. Các loại hình du lịch mà Đồng Nai hướng đến là du lịch tham quan, du lịch văn hóa truyền thống, giải trí, dịch vụ. Ngoài ra, du lịch sinh thái, du lịch sông nước được xác định là có ưu thế phát triển do sự đa dạng về tài nguyên rừng, đa dạng về địa hình của Đồng Nai. Phát triển bền vững du lịch sinh thái sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ quốc phòng ở địa phương và khu vực.

Minh Anh

 

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích