Báo Đồng Nai điện tử
En

Nông sản thời không bảo hộ

10:12, 02/12/2013

Nhìn lại, sản phẩm nông sản từ trồng trọt đến chăn nuôi ở nước ta trong đó có Đồng Nai, hiện nay đang khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Nhìn lại, sản phẩm nông sản từ trồng trọt đến chăn nuôi ở nước ta trong đó có Đồng Nai, hiện nay đang khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Công nhân Công ty cổ phần công nghệ sinh học Xanh Việt ở TX. Long Khánh nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Công nhân Công ty cổ phần công nghệ sinh học Xanh Việt ở TX. Long Khánh nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Năm 2015, theo cam kết AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), nhiều mặt hàng nông sản có thuế suất nhập khẩu bằng 0% sẽ là một thách thức lớn với ngành nông nghiệp trong nước. Nhiều ý kiến cho rằng, người tiêu dùng sẽ được lợi nhưng người nông dân sẽ bị tổn thương hơn.

* Mất sức cạnh tranh về giá

Mới đây vụ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xin tạm nhập 30 ngàn tấn đường thô từ Lào về Nhà máy đường Biên Hòa tinh luyện rồi tái xuất sang Trung Quốc đã bị ngành đường trong nước phản ứng gay gắt. Ở đây chỉ cần nhìn về khía cạnh hiệu quả, đã thấy giá thành mía nguyên liệu tại Lào mà HAGL sản xuất ra chỉ có 300 đồng/kg, trong khi ở trong nước tới gần 800 đồng/kg. Giá thành đường của HAGL là 4,2 triệu đồng/tấn còn các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất từ 9 - 11 triệu đồng/tấn.

Theo các chuyên gia kinh tế, sản xuất nông nghiệp đã đến lúc phải nhìn lại và cần có một chính sách đầu tư chiến lược hơn để tạo sức cạnh tranh. Đánh giá của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cho thấy, mỗi năm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch là 16% đối với ngũ cốc và 22% với trái cây và rau, quá cao so với mức bình quân của các nước ASEAN (khoảng 10%).

Không chỉ vậy, ở các nước khác, như: Thái Lan, Indonesia giá thành đường cũng thấp hơn trong nước khá nhiều, nhờ khâu trồng mía đạt chữ đường cao và nhà máy sản xuất hiện đại. Theo các nhà sản xuất đường thì tại Thái Lan, nhà máy chỉ cần khoảng 8 kg mía nguyên liệu 10 CCS (chữ đường) sẽ cho ra 1kg đường, trong khi đó ở trong nước phải cần đến hơn 10 kg mía nguyên liệu cùng chữ đường mới được 1kg đường. Rất nhiều lo ngại rằng nếu năm 2015, khi thuế suất của mặt hàng đường về 0% thì ngành này sẽ ra sao? Mía đường là một ví dụ trong nhiều sản phẩm hàng nông sản khác phải đối mặt với các hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2015.

 Ở lĩnh vực chăn nuôi cũng không khá hơn. Theo tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, giá thịt heo và đặc biệt là gà sản xuất tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia rẻ hơn Việt Nam nhiều nhờ giá thức ăn chăn nuôi thấp, con giống tốt, quy mô đàn lớn và trình độ chăn nuôi cao. Thời gian gần đây thì bò Úc được các DN nhập khẩu về, thịt bán rẻ tương đương với thịt bò trong nước.

* Thị trường nội, ngoại đều lo

Ông Trần Ngọc Liêm - Phó giám đốc chi nhánh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.Hồ Chí Minh, chia sẻ khi tham gia vào FTA, có xây dựng các lộ trình cắt giảm thuế, đây là bước đệm để các DN có thời gian chuẩn bị. Trong thời gian chuẩn bị đó, nếu DN không tích cực đổi mới công nghệ để giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh thì không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà cả thị trường nội địa cũng gặp khó khăn. “Đến thời gian thực hiện cắt giảm thuế chúng ta buộc phải làm đúng theo cam kết, không có cách nào khác. Tôi nghĩ đã đến lúc các DN chế biến hàng nông, thủy sản cần phải tích cực hơn trong việc liên kết đầu tư cho hiệu quả để cạnh tranh, vì thời của “bảo hộ” bằng thuế cũng sắp qua” - ông Liêm nói.

Cũng về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cho hay xu thế bảo hộ mậu dịch ở nhiều nước bằng hàng rào kỹ thuật cũng là những trở ngại cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nếu sản xuất không được nâng tầm lên.

Vân Nam

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích