Huê Vũ Vương Trần Quốc Chẩn là trọng thần Triều Trần, có con gái là hoàng hậu của vua Trần Minh Tông (đến năm 1328, do hoàng hậu vẫn chưa có con trai nên ngôi thái tử vẫn bỏ trống. Quốc Chẩn là cố mệnh đại thần, giữ lập trường là đợi khi nào hoàng hậu sinh con trai trưởng sẽ lập làm thái tử.
Huê Vũ Vương Trần Quốc Chẩn là trọng thần Triều Trần, có con gái là hoàng hậu của vua Trần Minh Tông (đến năm 1328, do hoàng hậu vẫn chưa có con trai nên ngôi thái tử vẫn bỏ trống. Quốc Chẩn là cố mệnh đại thần, giữ lập trường là đợi khi nào hoàng hậu sinh con trai trưởng sẽ lập làm thái tử. Văn Hiến Hầu muốn lập hoàng tử dòng thứ tên là Vượng, con của Minh Từ quý phi, bèn lấy 100 lượng vàng đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Phẫu, xúi Trần Phẫu vu cáo Quốc Chẩn âm mưu làm phản.
Nhà vua tin lời Trần Phẫu, bắt Quốc Chẩn giam ở chùa Tư Phúc, rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung vốn là thầy của hoàng tử Vượng, cùng bè đảng với Văn Hiến Hầu, lại là người cùng làng với Minh Từ quý phi nên tâu với vua bằng câu thành ngữ “tróc hổ dị, phóng hổ nan” (bắt hổ dễ, thả hổ nguy). Nhà vua nghe lời, bắt Quốc Chẩn phải tự tử, người trong họ bị liên lụy lên đến hơn hai trăm, tiếng oan dậy đất. Về sau, vợ cả, vợ lẽ của Trần Phẫu ghen nhau, đem việc Văn Hiến Hầu đút lót vàng ra tố cáo. Trần Phẫu bị xử tội lăng trì. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc.
Bàn về đoạn này, sử gia Ngô Sĩ Liên lên án Trần Khắc Chung vì “lợi ích nhóm” vu hãm người ngay thẳng, hãm vua vào việc làm tội lỗi. Nhưng suy cho cùng, nếu Trần Minh Tông thật là minh quân, khi có việc cho tra xét kỹ càng thì đâu có xảy ra vụ án oan khuất của Trần Quốc Chẩn. Đời nào cũng rất cần sự anh minh, sáng suốt, nêu gương của lãnh đạo, người đứng đầu là vậy.
Trực Tử