Sau 2 năm củ mì có giá cao chót vót giúp nông dân thu lời 25-30 triệu đồng/hécta/năm, thì đầu năm 2012 vừa vào vụ thu hoạch, giá củ mì đột ngột lao dốc không phanh. Với giá chỉ còn 900-1.000 đồng/kg, hộ nào đạt năng suất cao thì huề vốn hoặc lời chút đỉnh, năng suất thấp cầm chắc thua lỗ.
Sau 2 năm củ mì có giá cao chót vót giúp nông dân thu lời 25-30 triệu đồng/hécta/năm, thì đầu năm 2012 vừa vào vụ thu hoạch, giá củ mì đột ngột lao dốc không phanh. Với giá chỉ còn 900-1.000 đồng/kg, hộ nào đạt năng suất cao thì huề vốn hoặc lời chút đỉnh, năng suất thấp cầm chắc thua lỗ. Cây mì đã gặp cảnh giá bấp bênh, đầu ra lại khó khăn khiến nhiều hộ nông dân đến thời điểm thu hoạch không có người mua đành phải cắt lát phơi khô, tốn rất nhiều công sức nhưng chưa biết khi nào mới bán được để bù đắp chi phí.
Thực tế này đã từng xảy ra vào năm 2008, 2009 khi giá củ mì tươi xuống còn 400- 500 đồng/kg, nhiều hộ thua lỗ nặng. Sau đó, giá củ mì tăng lại và có thời điểm lên đến 2.400 đồng/kg mì tươi nên nhiều nông dân lại bỏ cây trồng khác quay lại trồng mì. Trước diện tích khoai mì gần đây tăng cao, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân không nên trồng loại cây này vì đầu ra chưa ổn định. Bên cạnh đó, đất trồng mì sau thời gian thường bị chai cằn, muốn trồng cây khác phải mất một thời gian dài cải tạo. Thế nhưng, giá mì tăng đột biến quá hấp dẫn khiến các hộ bỏ qua lời khuyến cáo. Và thế là điệp khúc thất giá của hơn 2 năm trước đã lặp lại.
Theo Người Nông Thôn tui biết, ngành nông nghiệp tỉnh luôn khuyến khích nông dân trồng những loại cây có giá ổn định, như: đậu, bắp vì giá trị kinh tế cao, đầu ra thuận lợi và đất đai được cải tạo. Hiện nay, có những vùng thuộc huyện Định Quán, Xuân Lộc nông dân bỏ vốn ra đầu tư khoan giếng tại ruộng để lấy nước tưới. Có nước, nông dân chuyển qua trồng xen canh 2 vụ bắp, 1 vụ đậu cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/hécta/năm. Do đó, chỉ sau 1 năm bỏ chi phí cho hệ thống tưới, nông dân đã thu hồi vốn và có lãi.
Người Nông Thôn