Báo Đồng Nai điện tử
En

Không thể xuyên tạc, chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị

11:01, 04/01/2017

Cuối tháng 12-2016, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Cuối tháng 12-2016, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 21-12-2016, Thủ tướng Hun Sen và đoàn cán bộ cấp cao Chính phủ Campuchia tới thăm Khu di tích lịch sử Đoàn 125 tại xã Long Giao (huyện Cẩm Mỹ). Đây là nơi an nghỉ của 49 chiến sĩ cách mạng Campuchia trong Đoàn 125 - tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia.
Sáng 21-12-2016, Thủ tướng Hun Sen và đoàn cán bộ cấp cao Chính phủ Campuchia tới thăm Khu di tích lịch sử Đoàn 125 tại xã Long Giao (huyện Cẩm Mỹ). Đây là nơi an nghỉ của 49 chiến sĩ cách mạng Campuchia trong Đoàn 125 - tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia.

Chuyến thăm tiếp tục khẳng định tình đoàn kết hữu nghị, gắn bó keo sơn giữa 2 dân tộc và nhân dân 2 nước; chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước Việt Nam - Campuchia và cũng là sự tri ân, trở về với nơi giúp đỡ cách mạng, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Mối quan hệ đặc biệt

Đây là lần thứ 2 trong năm 2016, Thủ tướng Hun Sen đến Việt Nam trong sự đón tiếp chân tình, trọng thị, thắm tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng chung chí hướng vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt giữa 2 dân tộc, chính phủ và nhân dân 2 nước ngày càng đoàn kết gắn bó, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.

Thủ tướng Hun Sen đã có hàng loạt hoạt động ngoại giao thắm tình hữu nghị, khẳng định trước sau như một về mối quan hệ giữa 2 dân tộc, chính phủ và nhân dân 2 nước; mặt trận liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương trong lịch sử cũng như sự giúp đỡ to lớn, chí tình chí nghĩa của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam giúp đỡ Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của chế độ Khmer đỏ, trong đó lực lượng nòng cốt là Quân tình nguyện Việt Nam (nhân dân Campuchia gọi là quân đội nhà Phật), đã sát cánh chiến đấu, đánh đuổi lực lượng Pol Pot, giúp hồi sinh đất nước Chùa Tháp.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) trả lời phỏng vấn trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam tháng 12-2016 (ảnh chụp tại huyện Cẩm Mỹ).
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) trả lời phỏng vấn trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam tháng 12-2016 (ảnh chụp tại huyện Cẩm Mỹ).

Tại buổi gặp mặt ở hội trường Bộ Tư lệnh Quân khu 7 với hàng trăm đại biểu là tướng lĩnh, cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh chuyến thăm của ông lần này đến Việt Nam ngoài mục đích ngoại giao, còn mang theo thông điệp cảm ơn của nhân dân Campuchia đối với Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ đánh đổ và ngăn chặn không cho chế độ Pol Pot quay trở lại, tạo tiền đề hồi sinh, xây dựng và phát triển đất nước Campuchia phồn vinh như ngày nay.

Cá nhân ông luôn tri ân, trân trọng và giữ gìn những kỷ niệm tốt đẹp đối với quân đội và nhân dân Việt Nam. Ông cho biết: “Năm 2017 sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt Nam, cũng là tròn 40 năm ngày tôi sang Việt Nam khi bị quân Pol Pot truy đuổi lúc tôi ở tuổi 25. Thời điểm đó, Việt Nam đã cưu mang và giúp đỡ tôi dù trên người tôi không có bất kỳ một loại giấy tờ nào”. Ông Hun Sen cho biết thêm, bản thân rất xúc động và cảm ơn tình cảm của Quân đội Việt Nam, của Quân khu 7.

Ông khẳng định mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước tiếp tục được phát huy, phát triển trong giai đoạn hiện nay. 2 nước cần giáo dục thế hệ trẻ gìn giữ mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp vốn có, tài sản vô giá đã được vun đắp trong suốt quá trình đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng phát triển đất nước ngày nay. “Các đồng chí Việt Nam ấy có thể còn sống, có thể đã mất. Các đồng chí ấy đã sát cánh bên tôi. Đất nước Campuchia không có các anh thì lúc này dân tộc Campuchia không biết đã đi về đâu” - Thủ tướng Hun Sen bày tỏ. Cũng vì vậy, ông vô cùng xúc động khi đến thăm Di tích Đoàn 125 tại xã Long Giao (huyện Cẩm Mỹ) - nơi cách đây gần 40 năm, Việt Nam với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, đã vun đắp, xây dựng lực lượng, huấn luyện, giúp đỡ những nhà hoạt động cách mạng Campuchia, để họ trở về chiến đấu cùng đồng bào, đồng chí của mình giải phóng chính dân tộc mình.

Những luận điệu phi lý

Hơn lúc nào hết, nhân dân 2 nước Việt Nam - Campuchia cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, nhất quán trong đường lối đối ngoại, hợp tác; tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, “phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa 3 nước Đông Dương; đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật sống còn và phát triển của cả 3 dân tộc anh em” như Đảng đã khẳng định.

Thế nhưng, trong cả thời gian dài trước đó, nhất là sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Hun Sen tới Việt Nam, các thế lực thù địch chống phá Nhà nước liên tục tung ra những lời lẽ kích động, những âm mưu, thủ đoạn dơ bẩn, thâm độc nhằm phá hoại, gây chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp, trong sáng của 2 dân tộc Việt Nam - Campuchia.

Mục đích của bọn họ không có gì khác ngoài đánh lạc hướng dư luận, gây sự hiểu lầm, hướng sự hiềm khích dân tộc, gieo rắc trong những tư tưởng thù địch, hoài nghi về mối quan hệ tốt đẹp của 2 dân tộc, chính phủ và nhân dân 2 nước, những nỗ lực và thiện chí của lãnh đạo cấp cao 2 nước về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động những kẻ phản bội, nhen nhóm ngọn lửa dân tộc cực đoan; lợi dụng đường biên giới giữa 2 nước có điểm còn tiếp tục đàm phán của chính phủ 2 nước;  dựng chuyện khôi hài “đòi lãnh thổ” mà các văn bản pháp lý quốc tế đã thừa nhận; vu cáo Việt Nam sử dụng bản đồ giả, ngụy tạo thông tin về đường biên giới. Kẻ thù còn đưa ra luận điệu xuyên tạc hết sức nguy hiểm rằng, chính phủ và lãnh đạo cấp cao 2 nước đã “nhất trí xóa bỏ biên giới chung” đã ký vào năm 1979(!?).

 Dẫn chứng mới nhất là đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) do ông Sam Rainsy đứng đầu và các cộng sự của ông ta đã viết bài, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin phản động, cho rằng chính Việt Nam chứ không ai khác đã ngang nhiên chiếm đảo của Trung Quốc; rằng Việt Nam đã lợi dụng vấn đề dân tộc, nội bộ của Campuchia lúc chia rẽ, khó khăn, đã xua quân “gọi là tình nguyện” sang tàn sát người dân, đập phá chùa chiền, nơi thờ tự có hàng ngàn năm tuổi, xúc phạm cõi thiêng dân tộc Campuchia. Họ không ngần ngại ngụy tạo thông tin trên các phương tiện thông tin, nhất là các trang mạng xã hội phủ nhận xương máu những người lính tình nguyện Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất nước Chùa Tháp vì tình cảm quốc tế trong sáng, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Lợi dụng tình trạng “đục nước béo cò”, các thế lực thù địch, nhất là lực lượng người Việt lưu vong ở nước ngoài đã sử dụng mạng xã hội viết bài bôi nhọ, tán phát, gieo rắc tư tưởng thù địch.

Trên một facebook chống phá Nhà nước đã viết: “Hun Sen, Thủ tướng Campuchia, một chính khách nổi bật đầy quyền lực, nhiều tăm tiếng lẫn tai tiếng trên chính trường Campuchia hiện nay, là lãnh đạo cao cấp của Miên Cộng, chạy thoát khỏi sự cuồng sát của Khmer đỏ, được tái rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng cộng sản ở Việt Nam và được đưa trở lại cố quốc lãnh đạo cộng sản Miên với “vỏ bọc” Đảng Nhân dân Campuchia, thực hiện sứ mạng cộng sản cho Đảng Cộng sản Việt Nam trên xứ Chùa Tháp...”(!?). Và… thực chất quan hệ đối với Việt Nam hiện nay không có gì khác, ngoài rằng: “Qua nội dung tuyên bố trên các phương tiện truyền thông quốc gia lẫn quốc tế, không khó để thấy Hun Sen đã khéo léo quốc tế hóa vấn đề biên giới Việt - Cam thật ngoạn mục. Hun Sen cũng đã đường đường chính chính phủi tay, xé bỏ, phủ nhận mọi trách nhiệm về các hiệp ước bất bình đẳng của 2 đảng, 2 nhà nước Việt - Cam ký kết trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia. Hun Sen không thể chối là ông ta không có dính dáng vào việc ký kết các hiệp ước bí mật nhưng cộng sản Việt Nam làm gì được Hun Sen, vì nguyên chính phủ bù nhìn “Cộng hòa nhân dân Campuchia” do Việt Nam dựng lên, có Hun Sen là thành viên lãnh đạo đã bị xóa sổ rồi…(!?).

Sự thật lịch sử mãi mãi có giá trị trường tồn, những luận điệu nêu trên không có gì mới, rất cần được nhận diện và lên án một cách mạnh mẽ.

Nguyễn Minh Đức

Tin xem nhiều