Để kịp thời cung cấp cho bạn đọc những thông tin nóng hổi, đặc biệt trong chống tiêu cực, các nhà báo phải đối mặt với những cản trở trong quá trình tác nghiệp từ đơn giản đến phức tạp, như: không cung cấp thông tin, mua chuộc, thu giữ phương tiện tác nghiệp, cố tình làm hư hỏng phương tiện tác nghiệp, giữ người, tấn công gây thương tích, trả thù và vô số những việc làm khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể xác của các nhà báo.
Để kịp thời cung cấp cho bạn đọc những thông tin nóng hổi, đặc biệt trong chống tiêu cực, các nhà báo phải đối mặt với những cản trở trong quá trình tác nghiệp từ đơn giản đến phức tạp, như: không cung cấp thông tin, mua chuộc, thu giữ phương tiện tác nghiệp, cố tình làm hư hỏng phương tiện tác nghiệp, giữ người, tấn công gây thương tích, trả thù và vô số những việc làm khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể xác của các nhà báo.
Tại tọa đàm, hầu hết các ý kiến đều thống nhất cho rằng, những nhà báo có thái độ kiểu “ông trời con” chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong số hơn 17 ngàn nhà báo đang hoạt động trên toàn quốc. Hầu hết nhà báo chân chính là những người lính xung kích tận trung, tận lực dấn thân đi điều tra, tìm sự thật để đưa ra ánh sáng những vấn đề khuất tất trong đời sống, làm cho xã hội ngày càng tốt hơn. Nhưng tại sao quyền tác nghiệp chính đáng của nhà báo lại chưa được luật pháp bảo vệ?
Nhà báo Bích Loan (Báo Pháp Luật Việt Nam) đầy tâm trạng: “Khi bị hành hung, các nhà báo đau về thể xác thì ít nhưng tổn thương về tinh thần nhiều hơn vì thấy mình không được bảo vệ đúng nghĩa”. Nhà báo Vân Anh, Phó cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin - truyền thông), cũng nêu một bất cập: “Hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Bộ luật Tố tụng hình sự tuy khuyến khích việc tố cáo (trên báo chí), nhưng Luật Báo chí lại chưa quy định cụ thể về quyền miễn trừ trách nhiệm khi nhà báo, cơ quan báo chí vì phục vụ lợi ích công mà vi phạm pháp luật. Do đó, ngoài việc nhà báo phải tự biết bảo vệ, thì Luật Báo chí cần phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế hoạt động và đóng góp của các nhà báo”.
Về vấn này, ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.Hồ Chí Minh, cho rằng: “Vẫn còn có những bất cập trong việc bảo vệ quyền hoạt động hợp pháp của các nhà báo. Vì thế, Luật Báo chí cũng cần hoàn thiện và bổ sung. Song, trước hết để bảo vệ mình, nhà báo phải tự trang bị kiến thức và am hiểu pháp luật, hành nghề đúng quy định”.