Phát biểu thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại hội trường vào ngày 3-6, đại biểu Trần Văn Tư, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh với nội dung nói trên.
Phát biểu thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại hội trường vào ngày 3-6, đại biểu Trần Văn Tư, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh nội dung nói trên.
Đại biểu Trần Văn Tư cho biết: “Tại Điều 46, lần đầu tiên Hiến định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Tôi rất hoan nghênh quy định này. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn đề bảo vệ môi trường rất cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trần Văn Tư phát biểu tại hội trường |
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Văn Tư thì: "Bên cạnh Hiến định con người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường thì cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường, vì trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp mọc lên, bên cạnh việc đóng góp tích cực cho nền kinh tế thì hệ lụy của nó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề này đơn phương người dân thì không thể can thiệp triệt để mà cần có trách nhiệm của Nhà nước”.
Để minh chứng điều đó, đại biểu Trần Văn Tư nêu rõ: “Ví dụ như tại Đồng Nai, có những khu công nghiệp tồn tại từ rất lâu gây ô nhiễm môi trường nặng nề, UBND tỉnh cũng có đề nghị di dời, nhưng hiện tại vẫn chưa thể tiến hành do vướng việc chưa có cơ chế quy định của Nhà nước. Di dời một doanh nghiệp thì dễ, nhưng con số lên đến hàng trăm doanh nghiệp trong một khu công nghiệp thì việc di dời trở nên hết sức khó khăn khi chưa có cơ chế giải quyết như hiện tại. Do đó, một lần nữa tôi đề nghị trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của Quốc hội cũng nên tính toán đến vấn đề này”.
P.V (tổng hợp)