Một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là do “công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao”.
Một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là do “công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao”.
Đồng chí Lê Hồng Phương, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đảng tại xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch). Ảnh: C.Nghĩa |
Công tác kiểm tra, giám sát có vị trí, vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện hiện nay, do sự tác động của kinh tế - xã hội đã làm cho công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Sự phức tạp đó thể hiện ở những tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên và ở những khó khăn, nan giải trong việc xác định ranh giới giữa tích cực và tiêu cực trong những biểu hiện về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Có những trường hợp, ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai trở nên mờ nhạt, khó phân biệt rạch ròi. Điều đó đặt ra cho công tác kiểm tra gặp phải những khó khăn, lúng túng. Vì vậy, phải tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra.
Thực tiễn cho thấy, ở đâu làm tốt công tác kiểm tra thì nguyên tắc lãnh đạo của Đảng được giữ vững, phát huy tốt trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán bộ, đảng viên, tích cực đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực tham nhũng, làm chuyển biến mạnh mẽ việc chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Vì vậy, một trong những vấn đề trọng tâm để “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng” là phải tăng cường công tác kiểm tra mới đáp ứng được yêu cầu khắc phục suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Để tăng cường công tác kiểm tra, trước hết cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp quán triệt, nâng cao nhận thức cho tổ chức Đảng, đảng viên về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác kiểm tra của Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên, chủ động phòng ngừa và khắc phục sự suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Trong công tác kiểm tra cần phải gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, trước hết là trách nhiệm của cấp ủy các cấp (nhất là bí thư) trong lãnh đạo công tác kiểm tra cũng như hiệu quả công tác kiểm tra. Tổ chức Đảng cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp, nhất là về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; phải nắm chắc diễn biến tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên, không để phát sinh những tư tưởng, hành động lệch lạc trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
Thực hiện cơ chế phát huy vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác của đảng viên và quần chúng trong công tác kiểm tra là biện pháp quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác kiểm tra, bởi vì mọi đảng viên kể cả cấp ủy viên đều là đối tượng kiểm tra của cấp ủy; nếu đảng viên có nhận thức đúng, thực sự gương mẫu, tự giác thực hiện nghiêm túc kế hoạch, nội dung kiểm tra và được sự giám sát chặt chẽ của quần chúng thì công tác kiểm tra chắc chắn sẽ được hiệu quả.
Ngọ Văn Duy