Vợ chồng chị Phạm Thị Kim Chi, cư ngụ ấp Gia Hòa (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) trước đây đều là cán bộ công chức nhà nước. Khi con đầu lòng chào đời bị bệnh bại não, gia đình rơi vào cảnh nghèo túng, anh chị phải nghỉ việc ra ngoài làm ăn để có tiền chữa chạy cho con.
Chị Chi hằng ngày phải chăm sóc người con 24 tuổi bị bại não. Ảnh: L.TÙNG |
Vợ chồng chị Phạm Thị Kim Chi, cư ngụ ấp Gia Hòa (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) trước đây đều là cán bộ công chức nhà nước. Khi con đầu lòng chào đời bị bệnh bại não, gia đình rơi vào cảnh nghèo túng, anh chị phải nghỉ việc ra ngoài làm ăn để có tiền chữa chạy cho con.
Ban đầu chị Chi mở quán nước ven tỉnh lộ 766 để kiếm thu nhập cho cuộc sống hằng ngày và tiện bề chăm sóc cho con. Dần dần, nhờ quen biết chị đã liên hệ nhận gia công đính cườm trên một số mặt hàng quần áo và giày. Ban đầu chỉ làm nhỏ lẻ trong gia đình, nhưng nhờ làm ăn có uy tín, chị được giao hàng số lượng lớn để phân phối cho chị em hội viên phụ nữ trong xã nhận về làm tăng thêm thu nhập. Chị Chi cho biết: “Hiện có trên 10 chị em cùng tôi làm công việc này, còn lúc cao điểm thu hút trên 40 chị em”.
Cuộc sống gia đình chị giờ đã tương đối ổn định nhờ có thu nhập từ quán nước và công việc làm hàng gia công. Chị Chi cho biết: “Cũng từ hộ nghèo đi lên nên tôi mong muốn chị em phụ nữ đều có việc làm và thoát nghèo”. Từ suy nghĩ đó mà nhiều năm nay chị luôn trăn trở tìm kiếm các đối tác có uy tín nhận hàng về, tạo điều kiện tốt nhất cho chị em phụ nữ có việc làm. Hằng ngày dù bận rộn với công việc, nhưng chị vẫn dành nhiều thời gian chăm sóc cho người con trai 24 tuổi bị bệnh bại não và 2 con nhỏ.
Đối với địa phương, chị Chi luôn đi đầu trong các phong trào vận động đóng góp xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa và các phong trào của phụ nữ.
Lê Tùng