ĐƠN VỊ BẦU CỬ SỐ 3 (TX.Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ)
Ông Nguyễn Công Hồng, Đảng ủy viên Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (tiểu sử):
Thứ nhất, tôi sẽ tận dụng mọi điều kiện cho phép để gặp gỡ, gắn bó, sâu sát với cử tri, tham dự đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri để có thể nắm bắt được tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của cử tri và phản ánh được kịp thời, đầy đủ và trung thực những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải giải quyết không chỉ ở mức độ của địa phương mà còn ở tầm của Trung ương, của Chính phủ, Quốc hội.
Thứ hai, với tư cách là thành viên của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tôi đặc biệt quan tâm và sẽ cùng các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thông qua chức năng lập pháp và giám sát việc thực thi, chấp hành pháp luật góp phần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
1. Xây dựng được một nền tư pháp vững mạnh, thực sự là chỗ dựa của dân để tiếp cận công lý. Cán bộ tư pháp từ khâu điều tra, truy tố đến xét xử phải thực sự “phụng công thủ pháp, chí công vô tư”, làm sao để người dân khi có việc phải thực sự tin tưởng là sẽ tìm được lẽ công bằng...
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án. Thực tiễn cho thấy, nếu bản án có hiệu lực mà không được thi hành kịp thời và nghiêm chỉnh thì quyền và lợi ích hợp pháp của người dân không được bảo vệ - công lý không được thực thi và cũng chỉ nằm trên giấy.
3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí thực sự là quốc nạn, đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ, cần phải có giải pháp hữu hiệu, bao gồm cả lập pháp và giám sát thực thi, chấp hành pháp luật để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và cũng không muốn tham nhũng.
Thứ ba, qua thực tiễn công tác và theo dõi kiến nghị của cử tri Đồng Nai nói riêng, cử tri cả nước nói chung, nếu tiếp tục được bầu vào Quốc hội, ngoài việc tham gia tích cực vào các hoạt động chung của Quốc hội, tôi dự kiến sẽ đề nghị với Quốc hội tổ chức một số cuộc giám sát chuyên đề để có điều kiện đánh giá sâu công tác thực thi và chấp hành pháp luật. Qua đó, đúc kết kinh nghiệm phục vụ cho việc hoạch định và hoàn thiện chính sách pháp luật.
Thứ tư, cùng với các đại biểu Quốc hội khác, tôi sẽ tích cực tham gia ý kiến, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, bảo đảm tính khả thi, sát thực tế, tránh đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, hiệu quả thấp; tôi cũng sẽ rất thận trọng và hết sức trách nhiệm trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến quốc kế, dân sinh.
Ông Huỳnh Thanh Liêm, Thượng tá, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai (tiểu sử):
Người đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri nói lên tiếng nói của cử tri thuộc các tầng lớp nhân dân, thể hiện ý trí nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Vì vậy, tôi mong muốn trở thành người đại biểu Quốc hội.
Trong thời gian tới, đối với bản thân tôi xác định cần phải củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc gắn với xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao; xử lý thắng lợi các tình huống phức tạp, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Cố gắng giải quyết hết chế độ chính sách cho đối tượng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế và dân công hỏa tuyến theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đưa vào an táng tại nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn.
Quan tâm đào tạo, tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ và giúp dân giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; tích cực tham gia cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Được đơn vị và bà con cô bác anh chị cử tri nơi cư trú tín nhiệm giới thiệu tôi tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội lần này là một vinh dự nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề.
Để thực hiện điều đó, bản thân xác định: đó là phải thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc chính đáng của cử tri. Trên cương vị công tác và khả năng của mình, tôi sẽ nghiên cứu, tham gia đóng góp chính kiến tại các kỳ họp của Quốc hội và có ý kiến với các cơ quan chức năng để bảo vệ và chăm lo lợi ích chính đáng của cử tri.
Tôi hy vọng với điều kiện được tiếp xúc, lắng nghe, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân và được tiếp xúc làm việc thường xuyên với lãnh đạo các cấp thì những kiến nghị của cử tri sẽ sớm được giải quyết, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát của Quốc hội.
Ông Huỳnh Thanh Liêm, Thượng tá, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai:
Người đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri nói lên tiếng nói của cử tri thuộc các tầng lớp nhân dân, thể hiện ý trí nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Vì vậy, tôi mong muốn trở thành người đại biểu Quốc hội.
Trong thời gian tới, đối với bản thân tôi xác định cần phải củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc gắn với xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao; xử lý thắng lợi các tình huống phức tạp, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Cố gắng giải quyết hết chế độ chính sách cho đối tượng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế và dân công hỏa tuyến theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đưa vào an táng tại nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn.
Quan tâm đào tạo, tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ và giúp dân giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; tích cực tham gia cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Được đơn vị và bà con cô bác anh chị cử tri nơi cư trú tín nhiệm giới thiệu tôi tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội lần này là một vinh dự nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề.
Để thực hiện điều đó, bản thân xác định: đó là phải thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc chính đáng của cử tri. Trên cương vị công tác và khả năng của mình, tôi sẽ nghiên cứu, tham gia đóng góp chính kiến tại các kỳ họp của Quốc hội và có ý kiến với các cơ quan chức năng để bảo vệ và chăm lo lợi ích chính đáng của cử tri.
Tôi hy vọng với điều kiện được tiếp xúc, lắng nghe, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân và được tiếp xúc làm việc thường xuyên với lãnh đạo các cấp thì những kiến nghị của cử tri sẽ sớm được giải quyết, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát của Quốc hội.
Ông Hồ Văn Năm, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai (tiểu sử):
1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện các thể chế về phòng chống tham nhũng, để tạo cở sở pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn, đề cao trách nhiệm của các cơ quan phòng, chống tham nhũng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát trong việc phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng, yêu cầu xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, kịp thời các vụ án tham nhũng đã phát hiện.
2. Đề xuất các giải pháp để làm tốt công tác cải cách tư pháp, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và đề cao trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, khắc phục tình trạng để xảy ra oan sai như hiện nay. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình và thời gian thụ lý giải quyết các vụ việc, vụ án và thi hành án dân sự.
3. Đề xuất các giải pháp, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, thuế, hải quan..., cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện, đồng thời thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và thực thi công vụ để nhân dân cùng giám sát thực hiện nhằm ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng.
4. Kiến nghị các cơ quan nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề xuất, phản ánh của công dân, đồng thời phải có trách nhiệm xử lý, giải quyết, trả lời cho người dân theo đúng thời gian luật định.
5. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ xây dựng, ban hành các quy định, các cơ chế chính sách tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, như: chính sách người có công, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp, các chính sách cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Kiến nghị với các cơ quan nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo tay nghề, tạo việc làm ổn định cho lực lượng thanh niên đang trong độ tuổi lao động, bộ đội xuất ngũ, chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
6. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ và chân thành lắng nghe ý kiến phản ánh của cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời phản ánh trung thực với Quốc hội, các cơ quan nhà nước của Trung ương và địa phương có thẩm quyền. Đồng thời, bản thân tôi cũng thường xuyên chịu sự giám sát của cử tri đối với hoạt động của mình.
7. Tôi cũng sẽ tích cực tham gia đóng góp ý kiến trước diễn đàn Quốc hội trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, mỗi bộ luật mới được ban hành hoặc sửa đổi phải mang tính ổn định lâu dài, đảm bảo tính khả thi cao, sát với tình hình thực tiễn, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Ông Bùi Văn Sỹ, Thượng tá, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai (tiểu sử):
Được sự tín nhiệm giới thiệu của Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cử tri nơi cư trú ra ứng cử đại biểu Quốc hội lần thứ XIV, bản thân tôi nhận thức được rằng: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.
Người đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri nói lên tiếng nói của cử tri thuộc các tầng lớp nhân dân, thể hiện ý trí nguyện vọng của cử tri và nhân dân; trở thành đại biểu Quốc hội là một vinh dự nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề. Vì vậy, tôi mong muốn trở thành đại biểu Quốc hội.
Trong thời gian tới, bản thân tôi là thủ trưởng Phòng Chính trị, cơ quan tham mưu cho Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang tỉnh; tôi quan tâm hàng đầu là tiếp tục giữ vững, nâng cao bản chất truyền thống hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng quân đội hùng mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu cao, xử lý thắng lợi các tình huống phức tạp, giữ vững ổn định chính trị địa bàn.
Để đáp ứng với tiêu chuẩn của một người đại biểu của nhân dân, tôi sẽ cố gắng trong rèn luyện, học tập nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Nếu được trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ có điều kiện thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cử tri, những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trên cương vị công tác và khả năng của mình, tôi sẽ nghiên cứu, tham gia đóng góp chính kiến xây dựng nền quốc phòng, quân đội và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri tại các kỳ họp của Quốc hội và có ý kiến với các cơ quan chức năng để bảo vệ và chăm lo lợi ích chính đáng của cử tri; thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của cơ quan Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội và phát triển đất nước.
Nếu vinh dự được trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi nguyện bằng mọi khả năng của mình sẽ cố gắng gánh vác trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đại biểu Quốc hội mà cử tri đã tin tưởng.
Bà Cao Thị Xuyến, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT sông Ray, huyện Cẩm Mỹ (tiểu sử):
Thứ nhất, trở thành người đạị biểu của nhân dân, tôi sẽ nỗ lực hết khả năng để thực hiện quyền và trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội theo quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
Nhiệm vụ quan trọng được tôi ưu tiên thực hiện là giữ mối liên hệ với cử tri; tiếp xúc, tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Những bức xúc của cử tri đối với các vấn đề đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ trở thành mối ưu tư của tôi, là động lực thúc đẩy các hoạt động của tôi trên cương vị người đại biểu Quốc hội. Tôi sẽ cùng các đại biểu thực hiện quyền lập pháp, quyền quyết định, quyền giám sát đối với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước và các vấn đề thiết thực khác của đời sống, như: vấn đề giáo dục, y tế, môi trường, biến đổi khí hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm, lao động - việc làm và các chế độ, chính sách liên quan đến con người. Tất cả không ngoài mục đích góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Thứ hai, là một ứng cử viên công tác trong ngành giáo dục, tôi biết GD-ĐT là một nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tôi cũng nhận thức được những thành tựu và tồn tại, hạn chế của ngành mình; thấu hiểu nỗi lo lắng, quan tâm của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội dành cho GD-ĐT, từ chất lượng, hiệu quả GD-ĐT, tác động tiêu cực của kinh tế - xã hội đối với GD-ĐT đến các vấn nạn đang hiện hữu chốn học đường...
Chính vì thế, tôi mong muốn được trở thành đại biểu Quốc hội để có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho các quyết sách của nhà nước đối với GD-ĐT, nhất là các quyết sách nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền GD-ĐT Việt Nam hiện nay. Có như thế, GD-ĐT mới thực sự phát huy được vai trò, sức mạnh của mình trong việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tạo nên sự phát triển chung của đất nước.
Thứ ba, là một ứng cử viên nữ, khi trở thành người đại biểu dân cử, tôi sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn nữa về các vấn đề của người phụ nữ thuộc phạm vi, thẩm quyền của Quốc hội; cùng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em gái; thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình cũng như ngoài xã hội.