Báo Đồng Nai điện tử
En

Nguyên Hùng - nhà văn tâm huyết với lịch sử kháng chiến ở Nam bộ

09:03, 30/03/2020

Nhà văn, nhà báo Nguyên Hùng từng gắn bó với đất Đồng Nai hào khí. Sự nghiệp cầm bút của Nguyên Hùng rất đáng trân trọng. ông đã góp phần giúp nhiều tư liệu quý về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ được lưu truyền…

Nhà văn, nhà báo Nguyên Hùng từng gắn bó với đất Đồng Nai hào khí. Sự nghiệp cầm bút của Nguyên Hùng rất đáng trân trọng. ông đã góp phần giúp nhiều tư liệu quý về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ được lưu truyền…

Cố Nhà văn Nguyên Hùng. Ảnh: TL
Cố Nhà văn Nguyên Hùng. Ảnh: TL

Nguyên Hùng là con người can trường, có máu phiêu lưu mo him. Chính vì lãng mn và phiêu lưu nên khi mi 21 tui ông đã ri Đồng Tháp Mười có nhiu điu kin để lên rừng miền Đông khó khăn lăn lộn 5 năm trời khắp Chiến khu Đ để dng nên nhng trang viết đầy hào khí Đồng Nai, gp g nhiu nhân vt ni tiếng, mà v sau tất cả đã thành tư liệu quý góp phần tạo nên những thiên hồi ký, tiểu thuyết lịch sử đồ s ca ông: Người Bình Xuyên, Đường xuyên Tây, Nguyn Bình huyn thoi và s tht, Thi tướng chiến khu xanh, Dương Quang Đông xuyên Tây, Nữ kiệt miền Tây, Ung Văn Khiêm - Anh Ba nội vụ, Bảy Viễn - thủ lĩnh Bình Xuyên, Chiến khu Đ của tôi, Chém vè giữa làng báo Sài Gòn…

* “Người Bình Xuyên” Nguyên Hùng

Nhà văn Nguyên Hùng lớn hơn tôi đúng 40 tuổi. Khi vào đại học tôi đã được đọc tác phm Người Bình Xuyên của ông xuất bản năm 1985 và tái bản 3 năm sau đó. Tôi thích thú vi b truyn tư liu lch s vi đầy p nhng nhân vt giang h nghĩa hip ca Nam bộ thời 9 năm chống Pháp mà trước đó tôi chưa tng biết. Tiểu thuyết Người Bình Xuyên còn được chuyển thể dàn dựng thành bộ phim nhiều tập Dưới cờ đại nghĩa của 2 đạo din Nguyn Tường Phương và Phương Nam.

Lớp sinh viên chúng tôi hồi ấy cũng nhờ nhà văn Nguyên Hùng mà được biết rõ hơn những sự kiện bi hùng và những nhân vật nghĩa khí kỳ lạ bước ra từ vùng đất mới phương Nam gần nửa thế kỷ trước như: Hai Trí, Ba Dương, Bảy Trân, Tám Ngh, Mười Trí, Bảy Viễn, Hai Vĩnh, Hai Trọng, Mười Lực, Ba Nhỏ… Chính diện có. Phản diện có. Những nhân vật độc đáo xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là giới giang hồ trước cách mạng, đã hòa mình vào dòng thác kháng chiến cứu nước của dân tộc. Thành công từ tác phẩm này mà nhà văn Nguyên Hùng được mệnh danh Người Bình Xuyên!

Khi bước vào làng báo - làng văn, một trong những đề tài tôi quan tâm là chiến tranh với đại diện là các tướng lĩnh, nhất là ở chiến trường Nam bộ. Và tôi được gặp nhà văn Nguyên Hùng bằng xương bằng thịt ở đời thường chứ không chỉ qua văn chương. Khác với sự hình dung của tôi, cứ ngỡ ông như những nhân vật giang hồ bặm trợn, cao to, mặt đằng đằng sát khí, không ngờ ông lại hiền lành, nhỏ thó, chân chất như lão nông miệt vườn ngơ ngác giữa Sài Gòn.

Bấy giờ, quán cà phê trong khuôn viên Báo Văn Nghệ TP.HCM nằm đầu đường Xô Viết Ngh Tĩnh (sau này đổi thành đường Nguyễn Thị Minh Khai) gần ngã sáu Cộng Hòa là mt trong nhng nơi hi t ca gii văn nghệ Sài Gòn cũ và mới. Nhà văn Nguyên Hùng hay đến đây ngồi uống nước chung với các bạn viết cùng thế hệ như: Sơn Nam, Kiên Giang, Thanh Giang, Minh Hương, Thẩm Thệ Hà, Hoài Anh, Chim Trắng… và những cây bút thế hệ sau. Thi thoảng tôi cũng được ngồi hàn huyên với ông, nghe tác giả Người Bình Xuyên kể chuyện kháng chiến bưng bin, tù đày, viết lách dưới chế độ cũ Sài Gòn.

* Một cây bút yêu nước, tâm huyết với lịch sử kháng chiến Nam bộ

Nhà văn Nguyên Hùng còn có bút danh Thùy Lê Anh, tên thật Mạc Đăng Thân sinh 19-4-1927 tại Côn Đảo trong một gia đình công chức nghèo. Do cha làm quản lý các trạm xăng của Công ty Shell nên thời ấu thơ của ông xê dịch nhiều nơi khắp Nam Kỳ lục tỉnh, rồi được cha gửi lên Sài Gòn ở nhà người cô ruột nuôi học hành. Từ năm 1941-1945, ông học trung học tại Trường Pétrus Ký.

Mùa thu năm 1945, nước nhà độc lp chưa được bao lâu, quân Pháp tái xâm lược Sài Gòn và Nam bộ, Nguyên Hùng trở về thăm gia đình một thời gian rồi vào bưng biền tham gia kháng chiến.

Nhà văn, nhà báo Nguyên Hùng mất ngày 28-3-2005 trong một tai nạn giao thông, thọ 78 tuổi.

Cũng t đây ông bước vào con đường cm bút, làm báo Chống Xâm Lăng, cơ quan ngôn lun ca Đảng b TP.Sài Gòn - Ch Ln. Đầu năm 1948, ông được điu chuyn về làm việc tại Sở Thông tin Nam bộ đóng ở Chiến khu Đồng Tháp Mười. Ông là hc viên khóa báo chí đầu tiên được đào tạo trong căn cứ kháng chiến Nam bộ, do nhà yêu nước Nguyễn Văn Thu từ Pháp về phụ trách giảng dạy.

Đến tháng 7-1948, sau Đại hi Thông tin Phân ban A Sở Thông tin, gồm các tỉnh miền Đông Nam bộ, chàng phóng viên trẻ họ Mạc được cử về Biên Hòa theo đề nghị của Trưởng ty Thông tin Hoàng Tam Kỳ và Trưởng Phân ban A Trịnh Đình Trọng. Theo nhà văn Nguyên Hùng, ông vốn bị quyến rũ bởi Chiến khu Đ và uy danh thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, nhất là sau khi đọc bài bút ký Khách đô thành viếng Chiến khu Xanh của Bùi Thanh Khiết viết về chiến thắng La Ngà oai hùng trên tờ báo Tiền Đạo số đặc biệt ra ngày 1-3-1948 của Khu 7.

Việc gắn bó với Chiến khu Đ gần tròn 5 năm, đã giúp nhà văn Nguyên Hùng nhanh chóng trưởng thành. Ông đã được gp g Khu trưởng Hunh Văn Ngh và nhiu yếu nhân khác như: Nguyn Văn Lung, Bùi Cát Vũ… và viết nhiều ký sự nóng hổi mùi chiến trận. Dấu ấn đầu tiên là loạt bài Hào khí Đồng Nai vào mùa thu năm 1948 sau chiến thng đồn Thi Hòa ở Q.Bến Cát.

Sau khi Hiệp định đình chiến năm 1954 được ký kết, cùng một số nhà văn như: Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Thẩm Thệ Hà, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Trang Thế Hy, Lưu Nghi, Thiếu Sơn, Bằng Giang, Kiên Giang, Kiêm Minh…, Nguyên Hùng đã từ bưng biền kháng chiến về Sài Gòn tiếp tục hoạt động báo chí công khai, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà. Vừa làm báo vừa viết văn, Nguyên Hùng cũng không ngừng tự học, thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Anh, Đức. Ông viết bài cho nhiều tờ báo như: Lẽ Sống, Nhân Loại, Duy Tân, Dân Ta, Dân Tiến, Thời sự miền Nam

Thời kỳ tuần báo thời sự văn nghệ Nhân Loại chuyển sang cho các nhà văn, nhà báo yêu nước xuất thân kháng chiến phụ trách, Nguyên Hùng - Thùy Lê Anh nhờ sớm có giấy tờ cá nhân hợp pháp nên được mời đứng tên thư ký tòa soạn, một chức danh quan trọng của tờ báo. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” đã bt giam 11 nhà báo và 3 trí thc ở Sài Gòn từng tham gia kháng chiến chống Pháp, trong đó có Nguyên Hùng, gây căm phẫn trong dư lun báo chí bấy giờ…

Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn, nhà báo Nguyên Hùng thật phong phú, sôi động. Tham gia kháng chiến bưng biền Đồng Tháp Mười và rừng xanh Chiến khu Đ, hoạt động báo chí yêu nước công khai giữa Sài Gòn, sau ngày đất nước thống nhất ông tiếp tục cầm bút viết nên nhiu tác phm giá trị. Tinh thần yêu nước, sự dấn thân vì đại nghĩa, ý thc lưu gi m vàng lch s, nim đam mê lao động sáng to văn hc ca bc tin bi Nguyên Hùng là tm gương cho nhng người cm bút đi sau.

Phan Hoàng

Tin xem nhiều