Báo Đồng Nai điện tử
En

Dân tộc thiểu số hay tộc người?

11:06, 09/06/2017

Lâu nay, ở nước ta thường dùng cụm từ "dân tộc thiểu số" để chỉ "những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị định 05/2011 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14-1-2011).

Lâu nay, ở nước ta thường dùng cụm từ “dân tộc thiểu số” để chỉ “những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị định 05/2011 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14-1-2011). Thế nhưng, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, lại có kiến giải khác về cụm từ này.

Người dân tộc Thái tại Tây Bắc. (Nguồn: Internet)
Người dân tộc Thái tại Tây Bắc. (Nguồn: Internet)

Theo quan điểm của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, “dân tộc” (nation) là thuật ngữ để chỉ một cộng đồng đáp ứng 4 yếu tố: có lãnh thổ riêng, có nền kinh tế riêng, có tiếng nói riêng và có nền văn hóa riêng. Với định nghĩa trên, không thể gọi người Mông, Hoa, Thái, Tày, Chăm, Kh’mer… là dân tộc - dù là dân tộc thiểu số, bởi không đáp ứng yếu tố đầu tiên là có lãnh thổ riêng. Hơn nữa, không thể tồn tại “54 dân tộc” trong một dân tộc Việt, đây là thuật ngữ phản khoa học. GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cho rằng nên đổi cụm từ “dân tộc thiểu số” sang cụm từ “tộc người” (ethnic people).

Tương tự, theo Wikipedia “Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau: dân tộc (cộng đồng) theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc”. Như vậy, trong thành tố dân tộc có bao gồm các tộc người (sắc tộc). Việt Nam là một quốc gia thống nhất  về lãnh thổ và dân tộc, đa dạng về tộc người.

Hiện nay, một số thế lực chống phá Nhà nước ở bên ngoài đang lợi dụng Tuyên ngôn 1992 của Liên hợp quốc “về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc hay chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ”, sử dụng các thuật ngữ “dân tộc thiểu số” và “dân tộc bản địa” để ngụy biện, từ đó yêu cầu Nhà nước ta phải “công nhận dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia Krom hôm nay là dân tộc bản địa và đứng ra xin lỗi trước 3 dân tộc này về những biến cố tang thương mà quốc gia Việt Nam đã gây ra trong quá khứ”.

Lập luận vô lý, phản khoa học nhằm gây chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc nói trên đã bị các nhà khoa học, lịch sử phản biện, bác bỏ, và ngay cả “chủ thể” là cộng đồng người Chăm, Tây Nguyên và Kh’mer hiện nay cũng không thừa nhận. Tuy nhiên, về mặt khoa học cũng cần nên sử dụng từ ngữ, thuật ngữ chính xác, đúng với bản chất sự việc, không tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng.

Ong mật

 

Tin xem nhiều