Báo Đồng Nai điện tử
En

Chiêm ngưỡng chiếc xe cổ tinh xảo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh

11:09, 02/09/2016

Chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái (1889-1907) đã được Việt Nam đấu giá thành công và đưa về trưng bày ở Cung Diên Thọ (Khu di tích Đại Nội Huế) phục vụ du khách tham quan sau 108 năm lưu lạc trên đất Pháp.

Chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái (1889-1907) đã được Việt Nam đấu giá thành công và đưa về trưng bày ở Cung Diên Thọ (Khu di tích Đại Nội Huế) phục vụ du khách tham quan sau 108 năm lưu lạc trên đất Pháp.
Chiếc xe kéo tay của Hoàng Thái Hậu Từ Minh thu hút sự quan tâm của du khách khi tham quan không gian nhà Tả Trà
Chiếc xe kéo tay của Hoàng Thái Hậu Từ Minh thu hút sự quan tâm của du khách khi tham quan không gian nhà Tả Trà
Chiếc xe do vua Thành Thái, một vị vua yêu nước mua tặng cho thân mẫu là Hoàng Thái Hậu Từ Minh. Sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp truất ngôi và đưa đi an trí tại Vũng Tàu, một số đồ ngự dụng của ông đã được đem đi bán hay cầm cố. 

Ngày 18/10/1907, chiếc long sàng và chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu đã được bán cho ông Prosper Jourdan (viên thanh tra phụ trách đội bảo vệ bản xứ của hoàng đế) với giá 400 đồng. Khi về nước Pháp, ông Prosper Jourdan đã đưa những báu vật này về cùng và lưu giữ trong gia đình. 

Kể từ đó đến trước sự kiện đấu giá được tổ chức vào ngày 13/6/2014 tại Pháp, cổ vật này dường như bị quên lãng và không được ai nhắc tới.

Hiện nay, chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh đang được trưng bày tại Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ (thuộc di tích Đại Nội Huế). 

Từ khi chiếc xe cổ được trưng bày đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn lượt khách du lịch ở cả trong nước và quốc tế đến thăm quan, chiêm ngưỡng. 

Du khách đến đây không chỉ đơn thuần muốn được tận mắt chứng kiến một cổ vật quý của Việt Nam, mà còn muốn được cảm nhận niềm vui, ý nghĩa và giá trị của một cổ vật Việt lần đầu tiên được hồi hương sau hơn một thế kỷ bị lưu lạc.

Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ
Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ
Tay kéo phía trước của chiếc xe
Tay kéo phía trước của chiếc xe
Phần trục và bánh xe được chế tạo bằng đồng và sắt còn khá nguyên vẹn
Phần trục và bánh xe được chế tạo bằng đồng và sắt còn khá nguyên vẹn
Xe có hai hộp đèn được thắp sáng bằng sáp
Xe có hai hộp đèn được thắp sáng bằng sáp
Cây lan được khảm trên thân xe kéo
Cây lan được khảm trên thân xe kéo
Hoa hồng được khảm trên lưng xe kéo
Hoa hồng được khảm trên lưng xe kéo
Hai phần tay vịn của xe kéo được khảm các họa tiết hoa văn của văn hóa Việt
Hai phần tay vịn của xe kéo được khảm các họa tiết hoa văn của văn hóa Việt

Các họa tiết chạm khảm trên chiếc xe kéo rất tinh vi, cân đối
Các họa tiết chạm khảm trên chiếc xe kéo rất tinh vi, cân đối
Du khách tham quan không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn
Du khách tham quan không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn
Không gian tiếp khách với sập gụ, bàn, tủ gỗ khảm, tủ trang trí tái hiện lại đời sống một thời của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn
Không gian tiếp khách với sập gụ, bàn, tủ gỗ khảm, tủ trang trí tái hiện lại đời sống một thời của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn
Chiếc xe kéo cổ được đấu giá thành công với giá 55.800 euro đã đặt nền móng cho Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về trao trả cổ vật, mở ra triển vọng đàm phán với các nước thành viên khác để tìm giải pháp đưa cổ vật Việt hồi hương.

Theo các chuyên gia về cổ vật, đây là chiếc xe kéo đẹp và tinh xảo nhất của nghệ nhân Việt Nam. 

Cũng theo số liệu của Trung tâm bảo tồn Di sản cố đô Huế, xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh có chiều cao 136cm, dài 230cm, rộng 102cm, được làm bằng gỗ lim do xưởng Hoàng Hưng ở Hà Nội sản xuất vào những năm cuối của thế kỷ 19. 

Phần thân xe, tay vịn, ghế ngồi đều được trang trí công phu bằng cách khảm xà cừ các bức tranh, hoa lá, chữ thọ...

Ngoài chiếc xe kéo, tại Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn còn trưng bày nhiều cổ vật và vật dụng sinh hoạt khác của cung đình như chiếc phụng liễn (thường được gọi là kiệu) của Hoàng Thái Hậu Từ Cung, sập gụ, bàn, tủ bằng gỗ khảm cẩn, tủ trang trí chạm lộng.../.

(BÁO ẢNH VIỆT NAM/VIETNAM+)

Tin xem nhiều