Báo Đồng Nai điện tử
En

Nghệ sĩ Chí Tâm: Vẫn ngọt ngào "anh điệp" tuổi 60

03:08, 08/08/2015

Cuối tuần rồi, tại Nhà hát Bến Thành, nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm đã tổ chức liveshow kỷ niệm 55 năm theo nghiệp hát, chủ đề "Niềm đam mê chưa cạn". Đây là lần đầu tiên "anh Điệp" nổi tiếng trong vở tuồng Lan và Điệp (thu cùng nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong vai Lan) tổ chức liveshow riêng.

Cuối tuần rồi, tại Nhà hát Bến Thành, nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm đã tổ chức liveshow kỷ niệm 55 năm theo nghiệp hát, chủ đề “Niềm đam mê chưa cạn”. Đây là lần đầu tiên “anh Điệp” nổi tiếng trong vở tuồng Lan và Điệp (thu cùng nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong vai Lan) tổ chức liveshow riêng.

Chí Tâm trong liveshow tối 31-7.
Chí Tâm trong liveshow tối 31-7.

Nói đến Chí Tâm là khán giả nhắc ngay đến “anh Điệp”, dù Chí Tâm đã từng thừa nhận không hiểu sao vai diễn này lại trở thành vai diễn để đời của ông, bởi khi thu ông còn quá trẻ (Chí Tâm 21 tuổi, còn Thanh Kim Huệ đang ở tuổi 17) và giọng hát vẫn còn nhiều khiếm khuyết, non nớt.

* Duyên nợ với  “anh Điệp”!

Ít ai biết rằng đĩa này chỉ thâu trong khoảng 2 ngày. Trước khi thâu, Chí Tâm và Thanh Kim Huệ chỉ dợt được sơ sơ trước vài dòng. Soạn giả Loan Thảo và Hoàng Việt đưa 5 phân đoạn trước cho họ thâu, sau đó 2 người lật đật xuống nhà dưới viết 5 phân đoạn tiếp theo. Khi thâu, kịch bản là những trang giấy viết tay vẫn còn chưa ráo mực. Thời gian thâu vô cùng gấp rút. Vậy mà chỉ sau một tháng phát hành, đĩa bán chạy ào ào, tên tuổi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ nổi bật trong làng băng đĩa nhựa. “Anh Điệp” Chí Tâm và “cô Lan” Thanh Kim Huệ gắn bó và vai diễn nói trên đã trở thành dấu son trong cuộc đời đi hát của họ.
Cát-xê thâu đĩa của Chí Tâm tăng vọt bất ngờ, một bài hát ông được trả 8 ngàn đồng (trong khi vàng thời ấy chỉ độ 2-3 ngàn đồng/chỉ).

 
Trong liveshow ti 31-7, khán gi bt ng vì ging hát ca Chí Tâm vn còn rt ngt, rt nng nàn. Vn cht ging tr tình làm say đắm bao con tim ca “anh Đip” my chc năm v trước nhưng nhiu tri nghim và điêu luyn hơn. Đó là liveshow hiếm hoi ca mt ngh sĩ ci lương ngoài 60 tui vn được khán gi tm tc khen: Nghe sướng cái l tai!

Duyên cớ để trở thành “người nổi tiếng” nghe thì có vẻ nhẹ nhàng, có vẻ tình cờ, nhưng để có một “anh Điệp” với chất giọng trữ tình rất riêng, Chí Tâm cũng phải trầy trật một thời gian dài để gắn bó với nghề. Ông sinh ra trong gia đình người Việt gốc Hoa ở Trà Ôn, Vĩnh Long có truyền thống buôn bán, nhưng 6 tuổi Chí Tâm đã mê và thích hát cải lương. Năm ông chừng 12, 13 tuổi, ba ông dắt ông lên Sài Gòn kiếm thầy học hát. Mới đầu, ông được đưa tới lớp của soạn giả Viễn Châu, nhưng thầy không nhận vì lớp quá đông, thế là 2 cha con tìm đến lớp của thầy Yên Sơn. Cơm đùm gạo túm, ăn học ở luôn nhà thầy mất 3 năm. 15 tuổi ông vô gánh Tinh Hoa của bà bầu Mười Cơ, chừng được 7, 8 tháng, ông về quê thăm mẹ, ở tuổi dậy thì bị bể tiếng vậy là ông ở nhà phụ ba bán tạp hóa luôn. Quanh quẩn với mấy món đồ lặt vặt chừng một năm ông lại cuồng chân. Vậy là xin ba qua Cần Thơ học chụp hình ở tiệm Á Châu. Học được thời gian ông lại mê tiếng đàn của thầy Tư Quốc (còn gọi là Cò Quốc vì kéo đàn cò cực hay trong Tân hí bang, Tân thành bang), ông xin làm đệ tử theo thầy học đàn bầu, thầy là sư trong chùa nên dạy miễn phí, không lấy tiền.

Rồi đâu khoảng năm 1971, ông lên Sài Gòn thăm thầy Yên Sơn, tình cờ biết được đoàn hát Dạ Quang Châu (do soạn giả Tám Vân - Nhị Kiều quản lý), ông về đoàn làm kép con. Hát chừng 1 năm đoàn rã gánh, trong suất hát cuối cùng, có người của đoàn Kim Chung qua coi, thấy ưng Chí Tâm, vậy là kêu về Kim Chung 5 thế chỗ Minh Vương, hát cùng Minh Phụng, Lệ Thủy, Kiều Tiên, Thanh Kim Huệ… với khá nhiều tuồng, như: Tâm s loài chim bin, Máu nhum sân chùa, Nht kiếm bá vương, Dc sương mù… Khoảng năm 1974, nghệ sĩ Mỹ Châu bị bệnh nên ông bầu phải gấp rút tìm cô đào khác thế, đó là nghệ sĩ Hương Lan. Sự gặp gỡ này se mối duyên và họ nên nghĩa vợ chồng và có 2 con trai. Sau 1975 vài năm, gia đình Chí Tâm - Hương Lan được nghệ sĩ Hữu Phước bảo lãnh sang Pháp định cư.

* Phổ biến đờn ca tài tử ở hải ngoại

Mấy lần từ Pháp qua Mỹ thăm con, nhận ra Mỹ có vẻ là nơi còn nhiều người Việt yêu mến cải lương nên khoảng năm 1989, Chí Tâm lần nữa thử sức ở xứ sở mới. Nhưng thăng trầm cuộc đời đã khiến cuộc sống của “anh Điệp” dường như trầm lặng, tĩnh tại hơn. Chí Tâm bắt đầu say sưa hát tân nhạc, mở phòng thu tự thu âm những tác phẩm của mình và đồng nghiệp. Ông say mê đến mức bà Minh Tuyền - người vợ hiện tại của ông mấy lần trách yêu: “Ổng mê phòng thu lắm, nhiều khi lui cui ở trỏng riết tới 3, 4 giờ sáng!”.

Có thời gian rảnh là Chí Tâm lại đọc sách, nhất là những quyển sách viết về đờn ca tài tử, sân khấu cải lương. Đọc riết rồi thành… chuyên gia. Bởi vậy, “anh Điệp” được tin tưởng mời làm chương trình Thanh âm trìu mến trên đài phát thanh. Đây là chương trình đờn ca tài tử, hát với nhau, thính giả gọi vô đài và ông đàn cho họ hát qua điện thoại. Chương trình này kéo dài được 4, 5 năm. Tiếp đó, ông cùng nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh được mời phụ trách chương trình truyền hình Tiếng tơ đồng. Tiếng tơ đồng là chương trình trò chuyện về đờn ca tài tử, mỗi số ông đưa ra một thể điệu, phân tích nguồn gốc, xuất xứ, cách hát ra sao, sử dụng trong ngữ cảnh nào và ông hát minh họa luôn. Chương trình phát định kỳ 30 phút lúc 9 giờ sáng thứ bảy mỗi tuần, đến nay cũng đi được 278 số.      

 

   Trí Trng

 

 

 

Tin xem nhiều