Báo Đồng Nai điện tử
En

Để tác phẩm đứng được trong lòng công chúng

10:03, 16/03/2012

Ngay khi vừa ra mắt, hai tập sách “Xanh đỏ dịu dàng” “Khúc tráng ca dã tràng” của nhà văn - nhà báo Thu Trân đã gây được sự chú ý của công chúng lẫn trong giới văn nghệ sĩ.

Ngay khi vừa ra mắt, hai tập sách “Xanh đỏ dịu dàng” và “Khúc tráng ca dã tràng” của nhà văn - nhà báo Thu Trân đã gây được sự chú ý của công chúng lẫn trong giới văn nghệ sĩ.

Nhà văn Khôi Vũ cho rằng, “Khúc tráng ca dã tràng” là truyện vừa viết về nhân vật bị bệnh ung thư - một căn bệnh “thời đại” nên ban đầu đã làm người đọc tò mò, sau đó thì bị cuốn hút vào câu chuyện.

Nhà văn Thu Trân ký tặng sách trong ngày ra mắt 2 ấn phẩm mới.  Ảnh: C.Nghĩa
Nhà văn Thu Trân ký tặng sách trong ngày ra mắt 2 ấn phẩm mới. Ảnh: C.Nghĩa

Thành quả của đam mê

Cũng theo nhà văn Khôi Vũ, bên cạnh nhân vật chính Tuấn “ka” còn có nhiều nhân vật khác, tất cả đều có đời sống, tính cách riêng. Như đoạn viết về ông thầy thuốc rắn, bản thân đoạn này đã là một truyện ngắn sinh động. Những tình huống trong “Khúc tráng ca dã tràng” có lúc ngọt ngào, lúc chua chát, nhưng khi gấp tập sách lại, người đọc lại cảm thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời len qua từng trang sách.

Nhà văn Thu Trân cho biết, nhân vật Tuấn “ka” trong “Khúc tráng ca dã tràng” được viết dựa theo nguyên mẫu của cố nhà văn Nguyễn Đức Thọ, nguyên Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai. Không chỉ là một nhà văn lớn, Nguyễn Đức Thọ còn là bậc đàn anh đức độ đối với các cây bút như Thu Trân, Trần Thu Hằng…

 

Theo nhà thơ Phan Hoàng, “Khúc tráng ca dã tràng” là dấu ấn quan trọng trong đời viết văn của nhà văn Thu Trân. So với những tác phẩm trước đó, tập truyện này mang một cái nhìn khác về đời sống. Vẫn trên nền mộc mạc, giản dị nhưng góc nhìn sự việc đã có sự thay đổi mạnh mẽ, diễn biến tâm lý đầy tinh tế. Cách cấu trúc, thể hiện và văn phong cũng mới mẻ, ít sa đà vào kể lể như một số người cầm bút thường mắc phải.

Nếu muốn cảm nhận rõ hơn về các giai đoạn sáng tác của nhà văn Thu Trân, có lẽ tập truyện ngắn “Xanh đỏ du dàng” sẽ phần nào đáp ứng được. Bởi đây là tuyển tập gồm 12 truyện ngắn được chị viết từ lúc mới “tập tành văn chương” cho đến nay. Có những truyện cũ như  “Tròng trành trăng quê”, “C may qun quít chân người” nhưng đọc lại vẫn thấy mới mẻ, vẫn thấy nao lòng vì những nhân vật của chị sao mà hồn nhiên, nhân hậu. Nhiều khi chị bày ra trước mắt cái vỏ xù xì, thô ráp, vậy mà bên trong lại ẩn chứa tấm lòng da diết với người, với đời, khiến người đọc đã gấp sách lại rồi vẫn thấy bâng khuâng, vẫn muốn giở ra lần nữa.

Nhiều người thắc mắc, tác giả Thu Trân lấy đâu ra thời gian để vừa chăm lo, dạy dỗ các con, vừa làm báo mà vẫn viết văn để “Xanh đỏ du dàng”, “Khúc tráng ca dã tràng” và các tác phẩm khác được ra đời? Có lẽ, chỉ có sự đam mê mãnh liệt mới ràng buộc chị với nghiệp văn chương vốn nhọc nhằn và ít nhiều bạc bẽo…

Tác phẩm phải sống trong lòng công chúng…

Trong cuộc tọa đàm “Văn ngh sĩ vi s phát trin ca Đồng Nai” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức vào tháng 2-2012, vài văn nghệ sĩ cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ nhiều hơn nữa về kinh phí sáng tác, chính sách đãi ngộ, môi trường sáng tác, cơ chế… để đưa tác phẩm đến công chúng. Nói tóm lại, cần phải quan tâm đến văn nghệ sĩ từ vật chất đến tinh thần. Nhưng câu hỏi đặt ra: Nếu đáp ứng những yêu cầu này rồi, có chắc rằng sẽ có những tác phẩm hay, chất lượng?

Từ những yêu cầu này, cho thấy tư tưởng “bao cấp” vẫn còn khá nặng nề trong nhận thức của một số văn nghệ sĩ. Cho đến nay, hàng năm nguồn kinh phí từ ngân sách vẫn dành ra một con số khá lớn cho Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh, từ đó Hội đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sáng tác và giới thiệu tác phẩm của hội viên, như: mở trại sáng tác, hỗ trợ kinh phí sáng tác, xuất bản tạp chí… Điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với văn nghệ sĩ. Còn lại, để có một tác phẩm chất lượng, “sống” được trong lòng công chúng thì phải tùy thuộc vào khả năng, nội lực của chính người viết. Nhìn lại, một số nhà văn của Đồng Nai trước đây như Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn… đã có những tác phẩm để đời, sống mãi với thời gian. Kế tiếp là các cây bút như Khôi Vũ, Thu Trân, Nguyễn Một, Trần Thu Hằng… vẫn đều đặn có tác phẩm được xuất bản và được công chúng đón nhận.

Sự kiện ra mắt 2 tác phẩm của nhà văn Thu Trân tại Hội quán Cội Nguồn (TP.Biên Hòa) ngày 11-3 vừa qua với sự tham gia của đông đảo bạn văn, bạn đọc một lần nữa cho thấy, chính công chúng là “bộ lọc chất lượng”, là thước đo giá trị và sàng lọc tác phẩm một cách nghiêm túc, công bằng nhất.

Linh Lan

 

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích