Báo Đồng Nai điện tử
En

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây: Trở thành điểm tập kết nông sản cấp vùng

04:03, 14/03/2020

Mỗi ngày, từ khoảng 17-20 giờ, cả trăm xe chở hàng nhộn nhịp ra vào trong phiên chợ chính chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (chợ đầu mối Dầu Giây) với những mặt hàng nông sản như: trái cây, rau, củ, quả được đưa về từ khắp nơi. Trong đó, mặt hàng nông sản của Đồng Nai chiếm thị phần khá lớn.

Mỗi ngày, từ khoảng 17-20 giờ, cả trăm xe chở hàng nhộn nhịp ra vào trong phiên chợ chính chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (chợ đầu mối Dầu Giây) với những mặt hàng nông sản như: trái cây, rau, củ, quả được đưa về từ khắp nơi. Trong đó, mặt hàng nông sản của Đồng Nai chiếm thị phần khá lớn.

Nông sản của HTX Rau sạch Tân Yên được chở đến chợ đầu mối Chợ đầu mối vào giờ cao điểm. Ảnh:T.Mộc
Nông sản của HTX Rau sạch Tân Yên được chở đến chợ đầu mối. Ảnh:T.Mộc

Theo ghi nhận, phần lớn các ki-ốt đến nay đều có người thuê để kinh doanh. Tiểu thương buôn bán trong chợ ngoài các địa phương trong tỉnh, các tỉnh khác như: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bến Tre, Long An... cũng có những gian hàng trái cây, rau củ quả khiến chợ đầu mối khá phong phú về sản phẩm.

* Tạo thị trường cho nông sản địa phương

Theo một số tiểu thương cũng như khách mua hàng tại chợ đầu mối Dầu Giây, chợ này đã tạo thuận lợi cho các tiểu thương từ các địa phương trong tỉnh buôn bán tập trung, những người bán lẻ tại các chợ nhỏ chỉ cần đến một điểm chợ có thể mua nhiều mặt hàng, khá tiện lợi.

Ông Vy Đức Khôi, thương lái buôn trái cây từ tỉnh Bình Thuận cho biết, trước kia ông thường phải đi TP.HCM và các tỉnh miền Tây để lấy hàng về bán lại cho các tiểu thương bán lẻ khác.

Vựa rau sạch của HTX Rau sạch Tân Yên là một trong những gian hàng đầu tiên góp mặt khi chợ đầu mối Dầu Giây vừa khánh thành. Bà An Tú Anh, Giám đốc HTX này cho biết, trước kia bà thường bán rau ngay tại điểm kinh doanh trước nhà nhưng từ khi có chợ, bà đã đăng ký một ki-ốt ngay từ đầu để mở rộng lượng khách hàng cho mình. Bà Anh chia sẻ thêm, trung bình mỗi ngày bà bán được khoảng 3-5 tấn rau củ quả, cao điểm có thể lên tới 10 tấn.

Tương tự, bà Trần Thị Lan, một người bán rau trong KCN Dầu Giây cho biết, từ ngày có chợ đầu mối, bà thường lấy hàng của HTX Rau sạch Tân Yên về để bán lại với giá “mềm” hơn nên cũng có thêm thu nhập. Bà Lan chia sẻ: “Khi chưa có chợ đầu mối này, tôi phải mua lại hàng từ sạp bán rau lớn hoặc phải đến tận các vườn mua mỗi thứ một ít rất mất thời gian và tốn kém chi phí, nhiều lúc phải mua dự trữ bán 2-3 ngày nên lượng rau hao đi do bị hư khá nhiều, từ ngày có chợ đầu mối chỉ cần tới chợ là có thể mua được hết các thứ cần bán, tôi chỉ mua đủ bán trong ngày do đó hàng lúc nào cũng tươi ngon, không bị hao hụt nhiều”.

Gần đây, các gian hàng của chợ đầu mối Dầu Giây đã đầy lên với nhiều người buôn bán mới, trong đó phần lớn là người từ các địa phương khác trên địa bàn tỉnh như: TP.Long Khánh, các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu… Ban đầu, lượng hàng bán ra không nhiều nhưng vẫn khá ổn định, các mặt hàng đa dạng nên thu hút lượng khách hàng nhiều hơn.

Là một trong những người mới bán mặt hàng gia vị, rau tại chợ đầu mối được hơn 1 tháng nay, gian hàng của chị Đoàn Thị Phương (ngụ H.Tân Phú) cũng đã bắt đầu có khách ổn định. Theo chị Phương, tuy lượng khách chưa nhiều nhưng đã có những khách là mối quen nên mỗi ngày cũng bán được đều đặn từ vài chục đến vài trăm ký hàng, chị Phương hy vọng thời gian tới lượng hàng và khách của vựa mình sẽ tăng dần đều.

* Điểm tập kết nông sản cấp vùng

Ngoài việc là thị trường của nông sản địa phương, chợ đầu mối Dầu Giây còn là điểm tập trung các mặt hàng rau củ quả, trái cây từ nhiều vùng miền trong cả nước như: mặt hàng rau củ quả từ Đà Lạt, trái cây Bến Tre, nho Ninh Thuận… trong đó, có những vựa đã có lượng khách ổn định, tiêu thụ khá mạnh, có vựa thì mới bắt đầu kinh doanh từ đầu năm đến nay nên vẫn đang tìm thị trường riêng cho mình.

Chợ đầu mối vào giờ cao điểm.
Chợ đầu mối vào giờ cao điểm.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, chủ ki-ốt chuyên bán đặc sản nho Ninh Thuận chia sẻ, chị muốn đem sản phẩm nho Ninh Thuận đến thị trường Đồng Nai để quảng bá sản phẩm của mình và hy vọng, sản phẩm nho của chị sớm có lượng khách tiêu thụ ổn định.

Hay như anh Hà Nhật Thiên, chủ vựa trái cây Bến Tre cho biết, anh đến từ Bến Tre và cung cấp các loại trái cây miền Tây như: sapoche, dưa… mỗi ngày trung bình tiêu thụ được từ 1-2 tấn trái cây. Anh Thiên chia sẻ, lượng khách đến chợ đầu mối tùy theo ngày đông hay ít. Vào các dịp ngày rằm và cuối tháng, lượng khách khá đông, trong đó có khách mua lẻ nhiều, ngày thường thì chủ yếu những người bán lẻ đến lấy về bán trong ngày. Về việc mở vựa trái cây tại chợ đầu mối Dầu Giây, anh Thiên cho biết, gia đình anh kinh doanh vựa trái cây từ nhiều năm nay ở Bến Tre và có khá nhiều khách hàng đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa... nên anh quyết định mở thêm một vựa trái cây tại Dầu Giây để các khách hàng xa có điều kiện đi lại dễ dàng hơn và cũng tìm cơ hội mở rộng thêm thị trường cho nông sản Bến Tre.  

Hơn 2 năm nay, từ khi có chợ đầu mối Dầu Giây ông chỉ đi 1 chợ là có thể thu gom được nhiều mặt hàng trái cây, rau củ quả. Mỗi chuyến hàng là cả xe tải nên cắt bớt được đoạn đường hàng trăm km đi các tỉnh miền Tây giúp ông tiết kiệm chi phí cũng như giao thông rất thuận lợi. “Tôi hy vọng trong thời gian tới, chợ sẽ hoạt động lâu hơn vì hiện tại mới chỉ hoạt động từ 2-3 tiếng buổi chiều tối khiến những khách ở xa khá cập rập khi mua hàng” - ông Khôi chia sẻ thêm.

            Thủy Mộc

Tin xem nhiều