Báo Đồng Nai điện tử
En

Hạ tầng kết nối cảng biển vùng Đông Nam bộ chưa được đầu tư đồng bộ

08:03, 03/03/2021

(ĐN)- Theo Viện chiến lược và phát triển GT-VT (Bộ GT-VT), vùng Đông Nam bộ hiện nay là trung tâm cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, đảm nhận hơn 60% khối lượng hàng container và 45% tổng khối lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

(ĐN)- Theo Viện chiến lược và phát triển GT-VT (Bộ GT-VT), vùng Đông Nam bộ hiện nay là trung tâm cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, đảm nhận hơn 60% khối lượng hàng container và 45% tổng khối lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Hiện nay, hệ thống cảng biển của vùng Đông Nam bộ gồm có cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA) Bà Rịa - Vũng Tàu; cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương là cảng biển địa phương (loại II).

Các cảng biển trong vùng đã được triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch đồng bộ hiện đại như: cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; bến cảng CMIT - cảng Bà Rịa - Vũng Tàu; khu bến Hiệp Phước (giai đoạn 1); khu bến Cát Lái (cảng TP.HCM); khu bến trên sông Đồng Nai. Các địa phương cũng đã thực hiện cải tạo, nâng cấp luồng vào cảng biển khu vực TP.HCM theo sông Soài Rạp; luồng sông Thị Vải - Cái Mép; cải tạo luồng sông Sài Gòn, cầu Bình Lợi.

Tuy nhiên, dù hạ tầng cảng biển đã được đầu tư theo quy hoạch nhưng hạ tầng kết nối cảng biển lại chưa được đầu tư đồng bộ cùng quá trình dịch chuyển vai trò của cảng biển TP.HCM ra khu vực Cái Mép - Thị Vải (đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải chưa kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành) làm tăng chi phí vận tải và logistics. Các trung tâm logistics, ICD, trung tâm phân phối còn phân bố rời rạc, thiếu đồng bộ, hoạt động vận tải đa phương thức gắn với dịch vụ cảng biển còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Quỳnh Nhi

Tin xem nhiều