Báo Đồng Nai điện tử
En

Thành lập các tổ chức phụ trách công tác bầu cử ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã

04:02, 13/02/2021

(ĐN) - Theo kế hoạch tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Ủy ban bầu cử tỉnh, chậm nhất là ngày 14-3-2021 (70 ngày trước ngày bầu cử) sẽ thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội (từ 9 - 15 thành viên); Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh (từ 11 - 13 thành viên), Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện (từ 9 - 11 thành viên); Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã (từ 7 - 9 thành viên).

(ĐN) - Theo kế hoạch tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021- 2026 của Ủy ban bầu cử tỉnh, chậm nhất là ngày 14-3-2021 (70 ngày trước ngày bầu cử) sẽ thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội (từ 9 - 15 thành viên); Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh (từ 11 - 13 thành viên), Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện (từ 9 - 11 thành viên); Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã (từ 7 - 9 thành viên). Chậm nhất là ngày 3-4-2021 (50 ngày trước ngày bầu cử) UBND cấp xã quyết định thành lập Tổ bầu cử tại các khu vực bỏ phiếu (từ 11 -21 thành viên). Trước đó, chậm nhất là ngày 7-2-2021 (tức 105 ngày trước ngày bầu cử) đã thành lập Ủy ban bầu cử cấp huyện (từ 11-15 thành viên), Ủy ban bầu cử cấp xã (từ 9 - 11 thành viên).

Đồng chí Nguyễn Sơn Hùng, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác bầu cử
Đồng chí Nguyễn Sơn Hùng, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác bầu cử

Ủy ban bầu cử tỉnh lưu ý, thành viên trong các tổ chức bầu cử phải là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nắm vững pháp luật, có kinh nghiệm tổ chức bầu cử, có uy tín và không được vận động bầu cử cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Mỗi tổ chức phụ trách công tác bầu cử có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nên phải thành lập đủ các tổ chức bầu cử. Các tổ chức phụ trách bầu cử làm việc theo chế độ tập thể, các cuộc họp tiến hành phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự và các quyết định phải được quá nửa số thành viên biểu quyết tán thành. Các tổ chức phụ trách bầu cử có thể trưng tập cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước để giúp việc theo quyết định của Chủ tịch ủy ban bầu cử, Trưởng ban bầu cử.

Cũng theo Ủy ban bầu cử tỉnh, đối với đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì vẫn thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử riêng; thành viên của Ban bầu cử có thể tham gia làm thành viên Tổ bầu cử. Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ 5 - 9 thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị lực lượng vũ trang đó (trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì thành viên Tổ bầu cử phải có đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang đó do UBND cấp xã quyết định thành lập sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp xã).

Bên cạnh đó, các tổ chức phụ trách công tác bầu cử phải được phân công rõ ràng, sinh hoạt đều đặn; các tổ chức phụ trách công tác bầu cử cần bố trí ở nơi thuận lợi, an toàn để cử tri, ứng cử viên và các cơ quan liên hệ trong quá trình bầu cử. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử và kết thúc hoạt động của các tổ chức này được quy đinh trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Hồ Thảo

Tin xem nhiều