Báo Đồng Nai điện tử
En

Cần đột phá về cơ chế, chính sách phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

10:09, 27/09/2019

(ĐN)- Chiều 27-9, tại TP.Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND các tỉnh, thành cùng Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp tổ chức Diễn đàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2019 với chủ đề Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

(ĐN)- Chiều 27-9, tại TP.Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND các tỉnh, thành cùng Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp tổ chức Diễn đàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2019 với chủ đề Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương cùng 400 doanh nghiệp. Về phía Đồng Nai, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã tham dự.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh tham dự diễn đàn
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh tham dự diễn đàn.

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mức đóng góp kinh tế lớn nhất cả nước nhưng những lợi thế của vùng chưa được phát huy hiệu quả, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, đồng bộ. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc đang đặt ra cho vùng phải giải quyết. Đặc biệt, thiếu sự đột phá về cơ chế, chính sách phát triển cho vùng; cơ chế liên kết vùng còn lỏng lẻo và mang tính tự phát. Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số gợi ý về liên kết vùng để phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một phiên thảo luận tại diễn đàn
Một phiên thảo luận tại diễn đàn.

Nhân dịp này, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tặng bằng khen cho 30 doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, trong đó Đồng Nai có 2 doanh nghiệp là Tổng công ty Tín Nghĩa và Tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Sonadezi).

Đại diện Tổng công ty Sonadezi nhận bằng khen của VCCI
Đại diện Tổng công ty Sonadezi nhận bằng khen của VCCI

Khắc Giới - Vương Thế

Tin xem nhiều