Báo Đồng Nai điện tử
En

Xây dựng khu vực Mekong phát triển bền vững, vì người dân

11:04, 01/04/2018

(ĐN) - Ngày 1-4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) đã bế mạc.

(ĐN) - Ngày 1-4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) đã bế mạc.

Quy mô hợp tác tiểu vùng Mekong đã đạt hơn 21 tỷ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là hợp tác kết nối. Tiểu vùng Mekong mở rộng hiện đã là một khu vực năng động, hội nhập và có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tại Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mekong lần thứ 6, Việt Nam lần đầu tiên đưa sáng kiến tổ chức Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh tiểu vùng Mekong với mục tiêu tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và nhà nước, kết nối các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới. Sáng kiến này đã nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên tiểu vùng Mekong, sự ủng hộ của các đối tác Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới, ASEAN... Các lãnh đạo tiểu vùng Mekong đã thảo luận và nhất trí đề ra những định hướng hợp tác lớn trong trung hạn, khởi động tiến trình xây dựng tầm nhìn hợp tác dài hạn của tiểu vùng Mekong.  

Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần 10 ghi nhận những tiến bộ trong hợp tác giữa 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam đã đạt được trên nhiều lĩnh vực từ hạ tầng cơ sở đến tạo thuận lợi cho thương mại; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, giúp 13 tỉnh khu vực biên giới thu hẹp khoảng cách phát triển; sự cần thiết phải tăng cường kết nối giữa 3 nền kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, ứng phó với các thách thức chung. Các nhà lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối 3 nền kinh tế đến năm 2030. Kế hoạch hợp tác bao gồm những định hướng lớn thúc đẩy hợp tác kết nối về hạ tầng cơ sở, kết nối về thể chế và kinh tế, và giao lưu nhân dân.       

P.V

Tin xem nhiều