Báo Đồng Nai điện tử
En

Đảm bảo môi trường đầu tư bình đẳng

11:04, 16/04/2018

Ngày 16-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự  thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Ngày 16-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự  thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là chính sách ưu đãi đối với các đặc khu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc thành lập 3 đặc khu ( Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) để thu hút đầu tư, tạo ra 3 vùng động lực kinh tế chứ không phải vấn đề Nhà nước đổ tiền vào rồi miễn giảm thuế. Về chính sách ưu đãi đầu tư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ban soạn thảo rà soát kỹ để bảo đảm không có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài cao hơn nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường bình đẳng cho mọi doanh nghiệp tham gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với các nguyên tắc lập Chương trình năm 2019, điều chỉnh Chương trình năm 2018 đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và nhấn mạnh việc điều chỉnh Chương trình năm 2018 cơ bản không làm ảnh hưởng, thay đổi chương trình đã được Quốc hội quyết định; chỉ cho rút, lùi thời gian trình để tiếp tục chuẩn bị đối với những dự án chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Một số ý kiến lưu ý ưu tiên bổ sung Chương trình năm 2018, đưa vào Chương trình năm 2019 các dự án luật sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại nhiều năm trong công tác xây dựng pháp luật, dẫn tới chất lượng chưa cao, đó là hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên. Nhiều ý kiến băn khoăn về xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định. Việc tổ chức lấy ý kiến và tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan đối với nhiều dự án còn hình thức... Tình trạng chậm tài liệu cũng trở thành “trầm kha” do thực hiện kỷ cương hành chính không nghiêm; có những dự án Luật, Chính phủ báo cáo rất quan trọng để đưa vào chương trình, sau đó lại xin rút, có những báo cáo của Chính phủ có số liệu nhưng trong hồ sơ lại không có ruột. Chính phủ cần khắc phục tồn tại này.

H.L (tổng hợp)

Tin xem nhiều