Báo Đồng Nai điện tử
En

Xét xử hai bị cáo trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh

09:11, 14/11/2017

(ĐN)- Sáng 14-11, Tòa án nhân dân TP.Biên Hòa đã mở phiên tòa xét xử đối với hai bị cáo: Phan Thế Thượng (63 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) và Trần Văn Giang (36 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) về tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường thủy, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.

 [links()](ĐN)- Sáng 14-11, Tòa án nhân dân TP.Biên Hòa đã mở phiên tòa xét xử đối với hai bị cáo: Phan Thế Thượng (63 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) và Trần Văn Giang (36 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) về tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường thủy, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.

Hai bị cáo Thượng và Giang tại phiên tòa sáng 14-11
Hai bị cáo Thượng và Giang tại phiên tòa sáng 14-11 (ảnh Trần Danh)

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP.Biên Hòa, chủ tàu SG 3745 là ông Thượng biết rõ tàu không đảm bảo kỹ thuật nhưng vẫn giao cho Giang là người không có bằng lái điều khiển chở cát từ các tỉnh miền Tây lên TP. Biên Hòa để tiêu thụ.

Sáng 19-3-2016, Giang điều khiển tàu từ Trà Vinh chở cát lên Đồng Nai. Đến 11giờ 30, ngày 20-3-2016, tàu của Giang đẩy sà lan đâm vào trụ cầu số 2 của cầu Ghềnh, làm sập 2 nhịp, gây thiệt hại hơn 21 tỷ đồng.

Chiếc xà lan bị lật úp và bị kẹt lại trên sông sau khi húc sập Cầu Ghềnh (ảnh Đăng Tùng)
Chiếc sà lan bị lật úp và bị kẹt lại trên sông sau khi húc sập Cầu Ghềnh vào lúc 11giờ 30, ngày 20-3-2016 (ảnh tư liệu)

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP.Biên Hòa cũng xác định, nguyên nhân vụ tai nạn là do các bị cáo vi phạm trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông đường thủy khi lưu thông qua cầu Ghềnh. Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm tê liệt tuyến đường sắt Bắc - Nam trong thời gian hơn 3 tháng.

Rất nhiều phuơng tiện đường thủy phải cắm neo chờ khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh.
Rất nhiều phuơng tiện đường thủy thời gian đó đã phải cắm neo chờ khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh (ảnh tư liệu)

Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại trong vụ việc trên với số tiền gần 9 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, luật sư của bị cáo đề nghị cho hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung do đánh giá về thiệt hại trong vụ việc chưa đầy đủ. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa xác định đề nghị của luật sư không có cơ sở nên phiên tòa vẫn tiếp tục.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong hai ngày.

 Trần Danh

 

Tin xem nhiều