Báo Đồng Nai điện tử
En

Hơn 23% doanh nghiệp có bữa ăn giữa ca còn thấp

04:11, 23/11/2016

(ĐN) - Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở Y tế cùng các sở, ngành liên quan với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào ngày 23-11, rất nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến những quy định về chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động, quy định về định mức và giá trị dinh dưỡng bữa ăn giữa ca...

(ĐN) - Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở Y tế cùng các sở, ngành liên quan với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào ngày 23-11, rất nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến những quy định về chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động, quy định về định mức và giá trị dinh dưỡng bữa ăn giữa ca...

Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Thư.
Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Thư.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Đoàn Văn Đây cho biết, trong những năm gần đây, cả nước có nhiều vụ đình công, trong đó nổi lên vấn đề chất lượng bữa ăn giữa ca quá thấp. Từ ngày 25-2 vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành nghị quyết về chất lượng bữa ăn ca. Trong nghị quyết này, Tổng liên đoàn Lao động yêu cầu giá trị bữa ăn tối thiểu giữa ca là 15 ngàn đồng/bữa ăn/người lao động.

Tại Đồng Nai, hiện có 76,9% doanh nghiệp thực hiện bữa ăn của người lao động trên 15 ngàn đồng, trong đó mức cao nhất là 35 ngàn đồng/suất. Tuy nhiên, vẫn còn đến 23,1% doanh nghiệp có giá trị bữa ăn giữa ca dưới 15 ngàn đồng/suất, với mức thấp nhất là 11 ngàn đồng.

Đại diện một doanh nghiệp thắc mắc về quy định chất lượng bữa ăn giữa ca. Ảnh: Ngọc Thư.
Đại diện một doanh nghiệp thắc mắc về quy định chất lượng bữa ăn giữa ca.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, tại Đồng Nai đã xảy ra 31 vụ đình công, trong đó có 2 vụ có nguyên nhân  là chất lượng bữa ăn giữa ca quá kém. Do đó, Liên đoàn lao động tỉnh đã yêu cầu tất cả ban chấp hành công đoàn các doanh nghiệp đưa nội dung thương lượng chất lượng bữa ăn giữa ca đưa vào thỏa ước lao động tập thể và đối thoại tại nơi làm việc theo quy định. Đồng thời, cố gắng thương lượng thuyết phục chủ doanh nghiệp nâng mức tiền ăn lên, đảm bảo chất lượng bữa ăn.

Theo  Sở Y tế, trong 10 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 21 ca mắc, không có ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, có cùng số vụ ngộ độc thực phẩm, nhưng giảm 52 ca. Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp không có bếp ăn tập thể, chỉ hợp đồng với cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp.

Tin, ảnh: Ngọc Thư

 

 

 

Tin xem nhiều