Báo Đồng Nai điện tử
En

Siết chặt quản lý công trình xây dựng

06:11, 26/11/2013

Sáng 25-11, thảo luận về Luật Xây dựng sửa đổi, đa số đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật để đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Các đại biểu cũng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện dự luật.

Sáng 25-11, thảo luận về Luật Xây dựng sửa đổi tại kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật để đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Các đại biểu cũng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện dự luật.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Sáng 25-11, Quốc hội thảo luận về Luật Xây dựng sửa đổi và biểu quyết thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), dự thảo yêu cầu điều kiện khởi công xây dựng công trình là phải được bố trí đủ vốn để bảo đảm tiến độ.

Đại biểu cho rằng, quy định này chỉ phù hợp với công trình dùng vốn Nhà nước, còn với tư nhân không thể áp dụng được bởi người dân xây dựng thì tùy vào điều kiện kinh tế của họ chứ không thể yêu cầu họ đủ vốn mới xây nhà mình được.

Về vấn đề quy hoạch, dự thảo quy định về vùng xây dựng bao gồm: Vùng liên tỉnh, liên huyện, huyện, vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến cao tốc... nhưng chưa nêu rõ việc gắn kết với các loại quy hoạch, nhất là với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Do vậy, Đại biểu đề nghị xem xét lại vấn đề này để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

[links(left)]Về chuẩn bị đầu tư, khâu quyết định đối với tính khả thi và hiệu quả của dự án, đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cho rằng, nội dung chủ yếu của khâu này là lập và kiểm soát thiết kế cơ sở. Nhưng pháp luật hiện hành chưa coi trọng vai trò của cơ quan chuyên môn trong việc thẩm định góp ý cho nội dung thiết kế cơ sở.

Đặc biệt thời gian này, dư luận xã hội bức xúc về tiến độ các công trình xây dựng bị kéo dài, chất lượng chưa tốt dẫn đến đội giá, hiệu quả đầu tư thấp. Do vậy, đại biểu Bình đề nghị bổ sung quy định cơ quan chuyên môn của Nhà nước có trách nhiệm thẩm tra thiết kế cơ sở và phải chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc, phương án tuyến, tác động của công trình đến môi trường, đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng. Đồng thời, xác định trách nhiệm khi xây dựng công trình kém hiệu quả, chất lượng thấp đối với công trình xây dựng hiện nay.

Đề cập đến việc kéo dài dự án, chất lượng công trình không cao có liên quan đến vai trò của các Ban quản lý dự án, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho biết, kết quả giám sát cho thấy năng lực Ban quản lý còn yếu kém nhưng lại lập quá nhiều Ban quản lý. Có những dự án thay đến 4 Trưởng ban và sau 12 năm vẫn chưa triển khai được gì nhiều.

Theo đó, Đại biểu bày tỏ ý kiến thống nhất với quan điểm của Luật Xây dựng (sửa đổi) là tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về xây dựng, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công trình.

Cũng trong phiên họp sáng 25-11, với 87,15% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật gồm 5 Chương 77 Điều, quy định cụ thể về việc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật, thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Lê Sơn

Tin xem nhiều