Báo Đồng Nai điện tử
En

Thích nghi để phát triển

08:04, 22/04/2021

"Thiên nga đen" là một thuật ngữ mang tính ẩn dụ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả những sự kiện không thể đoán trước, vượt quá những tình huống có thể dự kiến và thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên quy mô lớn.

“Thiên nga đen” là một thuật ngữ mang tính ẩn dụ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả những sự kiện không thể đoán trước, vượt quá những tình huống có thể dự kiến và thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên quy mô lớn. Sự kiện gần nhất được gắn mác “thiên nga đen” trên lĩnh vực kinh tế có lẽ là sự sụp đổ của thị trường nhà đất ở giai đoạn 2008-2010, kéo theo ngành Tài chính - ngân hàng của nhiều quốc gia trên thế giới lao đao, trong đó có Việt Nam.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 cũng được ví von là “thiên nga đen” gây ra nhiều khủng hoảng, khó khăn cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Covid-19 đã “chặt đứt” nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, gãy đổ nhiều mối liên kết giao thương, đặt nhiều ngành kinh tế (như: Du lịch, Dịch vụ vận chuyển, Thương mại quốc tế…) bên bờ vực phá sản.

Dịch Covid-19 cho đến nay vẫn diễn biến phức tạp dù nhiều quốc gia đã bắt đầu tiêm vaccine. Do đó, nó vẫn đặt các doanh nghiệp vào thế phải thay đổi ngay để tồn tại và thích nghi với tình hình. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện những giải pháp khả thi trong một sớm một chiều: chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để hạn chế sự giao tiếp trực tiếp giữa người và người; cắt giảm chi phí tối đa để tồn tại; quay về thị trường nội địa và mở rộng các kênh tiêu thụ online…

Khó khăn và thử thách là chuyện dĩ nhiên. Song ở một góc nhìn khác lạc quan hơn, dịch Covid-19 cũng là “phép thử” cho thấy doanh nghiệp nào thực sự mạnh mẽ, đủ để tồn tại, phát triển, thậm chí tìm kiếm và nắm bắt được cơ hội mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng chứng minh điều tương tự khi nhiều doanh nghiệp lặng lẽ rời khỏi thị trường do không chịu nổi khó khăn, song cũng có nhiều cái tên mới mẻ ghi dấu ấn và tồn tại đến ngày nay.

Đặc thù của mỗi đợt khủng hoảng kinh tế là khác nhau, những ngành nghề bị ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau, do đó những doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển qua đợt khủng hoảng kinh tế cách đây hơn 1 thập niên cũng không chắc chắn sẽ vượt qua thử thách lần này. Vậy nên chỉ một điều duy nhất đúng là doanh nghiệp nào càng thức thời, sớm thích nghi, sớm chuyển đổi linh hoạt, uyển chuyển với tình hình mới thì càng có nhiều cơ hội tồn tại, phát triển và mở rộng.

Rất khó để đưa ra một công thức “chung sống cùng thiên nga đen” cho mọi doanh nghiệp áp dụng, mặc dù có những định hướng tương tự nhau như tiết giảm chi phí, rà soát lại hoạt động, nỗ lực giữ thị trường, tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ…

Nhiều doanh nhân dày dạn kinh nghiệm vẫn cho rằng, thị trường đúng là có rất nhiều thử thách và không phải doanh nghiệp nào cũng có sự tỉnh táo để vượt qua, song nói đến cùng, nội lực của từng doanh nghiệp càng mạnh thì cơ hội mở ra trước mắt càng nhiều, dù cho khó khăn có bủa vây quanh họ. “Thiên nga đen” theo nghĩa cụ thể từng tình huống, sự kiện… là không thể dự đoán, song sau các lần khủng hoảng thì rõ ràng, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, việc chuẩn bị tâm lý để hiểu rằng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện “thiên nga đen” và do đó, chuẩn bị đủ nội lực để sống chung là điều rõ ràng cần thiết.

Thích nghi để phát triển

Vi Lâm

“Thiên nga đen” là một thuật ngữ mang tính ẩn dụ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả những sự kiện không thể đoán trước, vượt quá những tình huống có thể dự kiến và thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên quy mô lớn. Sự kiện gần nhất được gắn mác “thiên nga đen” trên lĩnh vực kinh tế có lẽ là sự sụp đổ của thị trường nhà đất ở giai đoạn 2008-2010, kéo theo ngành Tài chính - ngân hàng của nhiều quốc gia trên thế giới lao đao, trong đó có Việt Nam.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 cũng được ví von là “thiên nga đen” gây ra nhiều khủng hoảng, khó khăn cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Covid-19 đã “chặt đứt” nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, gãy đổ nhiều mối liên kết giao thương, đặt nhiều ngành kinh tế (như: Du lịch, Dịch vụ vận chuyển, Thương mại quốc tế…) bên bờ vực phá sản.

Dịch Covid-19 cho đến nay vẫn diễn biến phức tạp dù nhiều quốc gia đã bắt đầu tiêm vaccine. Do đó, nó vẫn đặt các doanh nghiệp vào thế phải thay đổi ngay để tồn tại và thích nghi với tình hình. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện những giải pháp khả thi trong một sớm một chiều: chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để hạn chế sự giao tiếp trực tiếp giữa người và người; cắt giảm chi phí tối đa để tồn tại; quay về thị trường nội địa và mở rộng các kênh tiêu thụ online…

Khó khăn và thử thách là chuyện dĩ nhiên. Song ở một góc nhìn khác lạc quan hơn, dịch Covid-19 cũng là “phép thử” cho thấy doanh nghiệp nào thực sự mạnh mẽ, đủ để tồn tại, phát triển, thậm chí tìm kiếm và nắm bắt được cơ hội mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng chứng minh điều tương tự khi nhiều doanh nghiệp lặng lẽ rời khỏi thị trường do không chịu nổi khó khăn, song cũng có nhiều cái tên mới mẻ ghi dấu ấn và tồn tại đến ngày nay.

Đặc thù của mỗi đợt khủng hoảng kinh tế là khác nhau, những ngành nghề bị ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau, do đó những doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển qua đợt khủng hoảng kinh tế cách đây hơn 1 thập niên cũng không chắc chắn sẽ vượt qua thử thách lần này. Vậy nên chỉ một điều duy nhất đúng là doanh nghiệp nào càng thức thời, sớm thích nghi, sớm chuyển đổi linh hoạt, uyển chuyển với tình hình mới thì càng có nhiều cơ hội tồn tại, phát triển và mở rộng.

Rất khó để đưa ra một công thức “chung sống cùng thiên nga đen” cho mọi doanh nghiệp áp dụng, mặc dù có những định hướng tương tự nhau như tiết giảm chi phí, rà soát lại hoạt động, nỗ lực giữ thị trường, tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ…

Nhiều doanh nhân dày dạn kinh nghiệm vẫn cho rằng, thị trường đúng là có rất nhiều thử thách và không phải doanh nghiệp nào cũng có sự tỉnh táo để vượt qua, song nói đến cùng, nội lực của từng doanh nghiệp càng mạnh thì cơ hội mở ra trước mắt càng nhiều, dù cho khó khăn có bủa vây quanh họ. “Thiên nga đen” theo nghĩa cụ thể từng tình huống, sự kiện… là không thể dự đoán, song sau các lần khủng hoảng thì rõ ràng, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, việc chuẩn bị tâm lý để hiểu rằng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện “thiên nga đen” và do đó, chuẩn bị đủ nội lực để sống chung là điều rõ ràng cần thiết.

Vi Lâm

Tin xem nhiều