Báo Đồng Nai điện tử
En

Chức vô địch châu Âu thứ 3 cho Pháp hay lần đầu cho Bồ?

01:07, 10/07/2016

Với những người hâm mộ trung lập, Pháp đăng quang sẽ là một cái kết có hậu ("happy end"), một sự thực thi công lý cho EURO 2016 vốn nhiều thất vọng hơn thỏa mãn, còn nếu Bồ lên ngôi sẽ là sự bất công, ấm ức. Les Bleus đang có mọi điều kiện thuận lợi để lần thứ 3 lên ngôi bá chủ châu Âu (và cũng lần thứ 3 đăng quang ở một giải đấu lớn trên sân nhà sau EURO 1984 và World Cup 1998), 10 lần chạm trán gần nhất Pháp cũng toàn thắng Bồ Đào Nha. Nhưng trái bóng thì tròn, chẳng biết đâu mà lần. HLV Santos và Bồ cho thấy rất khó lường, trong khi Ronaldo và đồng đội càng vào sâu càng tự tin, chơi hay lên. Một khoảnh khắc thiên tài hoặc số phận có thể quyết định tất cả.

Với những người hâm mộ trung lập, Pháp đăng quang sẽ là một cái kết có hậu (“happy end”), một sự thực thi công lý cho EURO 2016 vốn nhiều thất vọng hơn thỏa mãn, còn nếu Bồ lên ngôi sẽ là sự bất công, ấm ức. Les Bleus đang có mọi điều kiện thuận lợi để lần thứ 3 lên ngôi bá chủ châu Âu (và cũng lần thứ 3 đăng quang ở một giải đấu lớn trên sân nhà sau EURO 1984 và World Cup 1998), 10 lần chạm trán gần nhất Pháp cũng toàn thắng Bồ Đào Nha. Nhưng trái bóng thì tròn, chẳng biết đâu mà lần. HLV Santos và Bồ cho thấy rất khó lường, trong khi Ronaldo và đồng đội càng vào sâu càng tự tin, chơi hay lên. Một khoảnh khắc thiên tài hoặc số phận có thể quyết định tất cả.

Đội chủ nhà đã ghi tới 13 bàn chỉ sau 6 trận đấu. Trung bình 2,17 bàn/trận, một con số khá thuyết phục trong một giải đấu khô hạn bàn thắng. Không quá thiên về kiểm soát bóng và tấn công hiện đại, toàn diện như đội tuyển Đức nhưng những miếng tấn công của Pháp sắc lẹm và hiệu quả hơn rất nhiều. Phương pháp tấn công của họ cũng khá đa dạng. Có thể là những cú tạt chính xác từng centimet cho Giroud, Pogba, Griezmann không chiến hay những pha xử lý ngẫu hứng của Payet, những tình huống tăng tốc và dứt điểm hiểm hóc của Griezmann.

Cách chơi của Pháp không hoàn toàn là kiểm soát bóng, kiểm soát trận đấu nhưng họ lại có những nhóm phối hợp cực nhuyễn. Ví dụ Matuidi- Erva- Payet bên phía cánh trái, Pogba - Giroud - Griezmann theo hướng trực diện. Pháp đặc biệt nguy hiểm với những tình huống Giroud làm tường và Griezmann với kỹ thuật và tốc độ của mình băng lên từ tuyến 2 để tạo sự khác biệt. Hoặc họ sẽ dùng những pha đột phá của Payet để xáo trộn hàng phòng ngự Bồ Đào Nha, từ đó những nhân tố khác sẽ tận dụng và chiếm các khoảng trống. Một điểm mạnh khác của tuyển Pháp là những cú sút xa bất ngờ của Payet hay Pogba. Payet đã ghi bàn trong trận gặp Romania còn Pogba thì làm khung thành của Thuỵ Sỹ chao đảo. Ngoài ra những lần dâng cao ở 2 biên của Erva và Sagna dù không thường xuyên nhưng cũng là những tình huống đột biến.

Ở phía bên kia, chắc chắn Bồ vẫn ra sân với đội hình 4-4-2. HLV Santos sẽ dùng điểm mạnh của sơ đồ này là sự cân bằng, mối liên hệ chặt chẽ giữa các vị trí để tạo nên một khối phòng ngự vững chắc. Nani- Ronaldo là tuyến phòng ngự đầu tiên đảm trách việc trì hoãn, gây áp lực, ngăn chặn những đợt phát động tấn công. Tuyến thứ 2 bao gồm J.Mario- W.Carvalho-Adrien-Renato sẽ cày nát từng mét vuông ở khu vực giữa sân. Đây cũng sẽ là khu vực nóng bỏng bởi nếu giành được bóng khu vực này sẽ là cơ hội rất thuận lợi để thực hiện những đường chuyền phản công cho Ronaldo hay Nani.

HLV Santos đang bàn mưu tính kế
HLV Santos đang bàn mưu tính kế

Nhiệm vụ nặng nề nhất sẽ là hàng hậu vệ do Pepe chỉ huy (nếu anh kịp hồi phục). Họ sẽ phải ngăn chặn những cú tạt từ 2 biên của Payet và Sagna, phải kiểm soát chặt chẽ từng khoảng trống trên mặt đất khi Griezmann di chuyển hay các khu vực trọng yếu trên không khi Giroud bật đánh đầu. Cedric chắc chắn sẽ rất vất vả với những pha xử lý lắt léo của Payet, Pepe - Fonte phải có mối liên hệ thật chặt chẽ để vừa kèm chết Giroud vừa phong tỏa, chặt đứt sợi dây liên lạc của anh và Grizou. Tiền vệ phòng ngự William Carvalho trận này trở lại sau án treo giò, sẽ phải để ý đặc biệt đến những bước sải dài của Pogba ở giữa sân nếu như anh có khoảng trống. Một điểm cần lưu tâm nữa, đó là hạn chế tối đa các tình huống phạm lỗi trước vòng cấm địa nếu như không muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các chân sút phạt nguy hiểm của đối phương.

Tóm lại, HLV Santos sẽ chấp nhận chơi của dưới, nhường toàn bộ thế trận cho đối thủ, thu mình thật chặt và chờ đợi cơ hội để phản công. Santos vốn rất giỏi trong việc phá lối chơi của đối phương và ngày hôm nay ông sẽ có cơ hội thử thách với đối thủ mạnh nhất. Nếu Bồ Đào Nha trụ vững hết hiệp 1, lợi thế sẽ nghiêng dần về họ. Bởi tuyển Pháp hiện tại đang phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc. Khi hưng phấn họ sẽ rất nguy hiểm, còn khi đánh mất nhịp Pháp sẽ trở nên tầm thường như các đối thủ khác.

Đại đa số người hâm mộ đều mong Pháp lên ngôi,, nhưng Ronaldo và đồng đội sẵn sàng phá hỏng bữa tiệc
Đại đa số người hâm mộ đều mong Pháp lên ngôi,, nhưng Ronaldo và đồng đội sẵn sàng phá hỏng bữa tiệc

Nếu sáng sớm ngày mai này hoàn thành được sứ mệnh công lý đánh bại Bồ Đào Nha, Pháp sẽ vươn lên sánh ngang Tây Ban Nha và Đức để cùng 3 lần vô địch châu Âu. Một bình minh rực rỡ trên sông Seine và tháp Eiffel đang chờ Gà trống Gaulois vỗ cánh gáy vang báo hiệu !

HLV Đặng Phương Nam

Tin xem nhiều