Báo Đồng Nai điện tử
En

Bóng cần lăn, ngay cả trên sân không khán giả

09:02, 21/02/2021

Cùng với xã hội, bóng đá Việt Nam vừa trải qua một cái Tết đặc biệt, khác thường. Tuy nhiên đây đã là lần thứ 3 V.League "đối đầu" với Covid-19 trong vòng hơn 1 năm qua, nên có thể thấy tất cả đều đón nhận với sự bình tĩnh.

Cùng với xã hội, bóng đá Việt Nam vừa trải qua một cái Tết đặc biệt, khác thường. Tuy nhiên đây đã là lần thứ 3 V.League “đối đầu” với Covid-19 trong vòng hơn 1 năm qua, nên có thể thấy tất cả đều đón nhận với sự bình tĩnh. Không hoảng loạn, không hoài nghi, toan tính bàn lùi, có đá nữa không hay ngồi chờ hết dịch. Không hô khẩu hiệu “quyết tâm” nhưng trong thâm tâm mọi thành phần đều xác định bóng đá vẫn phải tiếp diễn, các trận đấu vẫn phải tổ chức trong trạng thái bình thường mới để đảm bảo an toàn cho người trong cuộc và cộng đồng.

Với kinh nghiệm phòng, chống dịch của đất nước và các nền bóng đá phát triển, bóng đá Việt Nam lần này phải xác định tinh thần tiến công hơn, không phải chờ “Cộng đồng an toàn, bóng đá mới trở lại!”
Với kinh nghiệm phòng, chống dịch của đất nước và các nền bóng đá phát triển, bóng đá Việt Nam lần này phải xác định tinh thần tiến công hơn, không phải chờ “Cộng đồng an toàn, bóng đá mới trở lại!”

Khác với năm ngoái, ở làn sóng dịch thứ 3 này dù với biến thể virus phức tạp hơn, nhưng các đội bóng không còn bối rối và hoang mang. Bằng chứng là dù V.League 2021 vẫn chưa định thời điểm tái diễn nhưng tất cả 14 CLB đều chủ động hội quân ngay sau Tết, thậm chí ngay từ mùng 4, hầu như trong tư thế sẵn sàng trở lại. Kế hoạch, phương án thuê khách sạn, tổ chức khu vực cách ly cho các cầu thủ về quê (nơi có dịch) ăn Tết, xét nghiệm toàn đội được triển khai bài bản. Hải Phòng, Thanh Hóa, SLNA còn tranh thủ khoảng thời gian này để cải tạo, nâng cấp mặt sân. Kinh nghiệm, sự thích nghi giúp cả VFF, VPF cũng như các CLB đều sẵn sàng trong tâm thế “vừa đá bóng vừa chống dịch”.

Cho đến thời điểm này, ngay cả những quốc gia phát triển nhất thế giới cũng không thể khẳng định bao giờ có thể hoàn toàn xóa bỏ được Covid-19, nên việc “chung sống” với nó là giải pháp bắt buộc phải chấp nhận. Lãnh đạo Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh: Nếu chống dịch mà dừng hết các hoạt động thì dễ, khó là vẫn phải đảm bảo kinh tế phát triển, phục vụ mục tiêu kép. Không thể dừng hết mọi hoạt động đời sống. Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung là hoạt động phục vụ đời sống tinh thần. Không phải đơn thuần chỉ vì bài toán kinh tế mà các giải bóng đá đỉnh cao ở châu Âu vẫn diễn ra trong sân không khán giả. Càng trong bối cảnh xã hội phải thực hiện phong tỏa, giãn cách; rạp hát, các địa điểm vui chơi giải trí tạm đóng cửa; các trận đấu vẫn diễn ra dù... chỉ trên truyền hình, càng là món ăn tinh thần ý nghĩa. Ngoài ra, trái bóng V.League càng cần sớm trở lại nếu không sẽ ảnh hưởng đến phong độ ĐTQG ở vòng loại World Cup 2022 mà AFC đã xác quyết phải hoàn thành bằng được vào tháng 6.

Đi kèm thách thức lại là động lực. Chắc chắn dịch bệnh rồi sẽ được kiểm soát như chúng ta đã từng làm được ở 2 lần trước. Nhưng bóng đá Việt Nam lần này phải xác định tinh thần tiến công hơn, không phải chờ “Cộng đồng an toàn, bóng đá mới trở lại!”.

Minh Chung

Tin xem nhiều