Báo Đồng Nai điện tử
En

Asiad 18 - kỳ Á vận hội thành công nhất của thể thao Việt Nam

09:07, 21/07/2019

Với việc VĐV gốc Nigeria nhập tịch Adekoya bị tước tấm HCV 400m rào nữ ở Asiad 18 vì doping (đồng thời bị cấm thi đấu 4 năm), để trao lại cho người về nhì nội dung này là Quách Thị Lan, thể thao Việt Nam (TTVN) có 5 HCV tại Jakarta - Palembang 2018.

Với việc VĐV gốc Nigeria nhập tịch Adekoya bị tước tấm HCV 400m rào nữ ở Asiad 18 vì doping (đồng thời bị cấm thi đấu 4 năm), để trao lại cho người về nhì nội dung này là Quách Thị Lan, thể thao Việt Nam (TTVN) có 5 HCV tại Jakarta - Palembang 2018.

Đối thủ bị tước huy chương vì doping, Quách Thị Lan (giữa) mang về HCV thứ 5 cho Việt Nam tại Asiad 2018
Đối thủ bị tước huy chương vì doping, Quách Thị Lan (giữa) mang về HCV thứ 5 cho Việt Nam tại Asiad 2018

4 tấm HCV đoạt được trước đó thuộc về đội đua thuyền rowing chèo 4 người thuyền nhẹ (Tạ Thanh Huyền, Lường Thị Thảo, Hồ Thị Lý và Phạm Thị Thảo), Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh, nhảy xa nữ), Nguyễn  Văn Trí (pencak silat, hạng cân 90-95 kg) và Trần Đình Nam (pencak silat, 70-75 kg).

Như vậy, đây là kỳ Á vận hội thành công nhất trong lịch sử của TTVN. Dù kém 1 bậc trên bảng xếp hạng toàn đoàn so với Asiad Busan 2002 (hạng 15: 4 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ) nhưng với tổng cộng 39 huy chương gồm: 19 HCĐ, 15 HCB và đặc biệt là 5 ngôi quán quân, là thành tích tốt nhất trong lịch sử tham dự Asiad, vượt xa 2 kỳ Asian Games trước đó tại Incheon 2014 và Quảng Châu 2010 (chỉ có 1 HCV). Cũng lần đầu tiên TTVN không chỉ có 1 mà có đến 3 tấm HCV Asiad ở môn thi Olympic (2 điền kinh và 1 thuyền rowing). Tham dự với lực lượng hùng hậu nhất với 352 VĐV (177 nữ, 175 nam), có 13/33 đội tuyển của đoàn TTVN giành huy chương tại Asiad 2018, trong đó dẫn đầu là pencak silat với 2 HCV, 7 HCB, 3 HCĐ, thứ nhì là điền kinh: 2 HCV, 3 HCĐ. Ngoài ra, đội tuyển bóng đá Olympic nam gây nức lòng khi vào tốp 4 đội mạnh nhất. Tuy nhiên, xét thành tích ở Đông Nam Á, Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 4, sau chủ nhà Indonesia (hạng 4 với kỷ lục 31 HCV), Thái Lan (hạng 12, 11 HCV) và Malaysia (hạng 14, 7 HCV).

Với cá nhân Quách Thị Lan, việc đối thủ số 1 Adekoya bị cấm thi đấu 4 năm mở ra cơ hội hoàn toàn có thể bảo vệ tấm HCV tại Asiad Hàng Châu (Trung Quốc) 2022. Bởi ở nội dung 400m rào nữ, từ Incheon 2014 đến Jakarta - Palembang 2018, cô chỉ thua duy nhất VĐV mang dòng máu châu Phi này. Đây càng là động lực để cô gái 23 tuổi quê Thanh Hóa thực hiện mục tiêu giành 2 HCV nội dung sở trường như 400m, 400m rào ở SEA Games 2019 vào cuối năm nay, đấu trường mà đã 3 kỳ tham dự cô vẫn chưa một lần được đứng lên bục cao nhất dù khả năng đã vươn tầm châu lục. Niềm tin ấy càng lớn khi tháng 4 vừa qua Quách Thị Lan đã đoạt HCV châu Á 400m rào và hiện đang tập huấn tại Nhật Bản.

Với việc được trao HCV Asiad, Quách Thị Lan sẽ được bổ sung, nâng mức thưởng lên 140 triệu đồng theo quy định, thay vì 85 triệu đồng đã nhận cho tấm HCB.

Trần Đỗ

Tin xem nhiều