Báo Đồng Nai điện tử
En

Pháo sáng đã gây thiệt hại đến cấp quốc gia

10:05, 15/05/2019

Ban Kỷ luật AFC vừa ban hành án phạt bóng đá Việt Nam về việc để xảy ra tình trạng đốt pháo sáng tại vòng loại Giải U.23 châu Á 2020 vừa qua trên sân Mỹ Đình. Cụ thể, VFF phải nộp phạt 13.750 USD ở trận U.22 Việt Nam gặp U.22 Indonesia (thắng 1-0). Do chỉ 2 ngày sau đó vấn nạn này lại tái diễn trong trận chủ nhà gặp U.22 Thái Lan (thắng 4-0) với cấp độ nhiều hơn nên AFC tăng số tiền phạt lên gần gấp đôi là 25.750 USD.

Ban Kỷ luật AFC vừa ban hành án phạt bóng đá Việt Nam về việc để xảy ra tình trạng đốt pháo sáng tại vòng loại Giải U.23 châu Á 2020 vừa qua trên sân Mỹ Đình. Cụ thể, VFF phải nộp phạt 13.750 USD ở trận U.22 Việt Nam gặp U.22 Indonesia (thắng 1-0). Do chỉ 2 ngày sau đó vấn nạn này lại tái diễn trong trận chủ nhà gặp U.22 Thái Lan (thắng 4-0) với cấp độ nhiều hơn nên AFC tăng số tiền phạt lên gần gấp đôi là 25.750 USD.

Tổng cộng VFF phải nộp phạt tổng số tiền là 39.500 USD, gần 1 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ và rất đau xót khi bóng đá Việt Nam phải tìm từng đồng tài trợ. Nhưng không phải là lần đầu tiên, AFC nhấn mạnh đây đã là lần thứ tư CĐV Việt Nam đốt pháo sáng trong khuôn khổ các giải đấu của châu lục nên nếu tái diễn án phạt sẽ còn nặng hơn. Cụ thể ở trận đấu làm khách tại Campuchia ở vòng loại Asian Cup 2019 vào tháng 9-2017, một nhóm CĐV Hải Phòng đã đốt pháo sáng trên SVĐ Olympic của bạn, VFF bị phạt 15 ngàn USD (sau đó giảm còn 10 ngàn USD). Rồi tại Asiad 2018 ở Indonesia, CĐV Việt Nam đốt pháo sáng trong trận bán kết với Olympic Hàn Quốc, AFC nâng án phạt lên 12.500 USD. Như vậy đến nay bóng đá Việt Nam phải mất gần 1,5 tỷ đồng cho hành vi của một số ít CĐV vô ý thức. Có đáng không?!

Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, ở V.League, VFF đã ban hành tới 60 án phạt liên quan đến CĐV đốt pháo sáng, ném vật thể lạ xuống sân. Chỉ trong 4 mùa giải, ban tổ chức các sân và các CLB đã phải nộp phạt tổng số tiền lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.

Phương Duy

Tin xem nhiều