Báo Đồng Nai điện tử
En

2 vấn đề cần làm lại của bóng đá trẻ

10:10, 31/10/2018

Năm 2016, ở sân chơi châu lục U.16 Việt Nam vào tứ kết, U.19 lần đầu tiên vào đến bán kết, đoạt vé dự World Cup U.20. 2 năm sau, chỉ trong vòng 1 tháng cả 2 lứa trẻ này đều bị loại ở vòng bảng. Với bóng đá trẻ vốn không ổn định, liên tục biến động, sau 2 năm là một lứa cầu thủ hoàn toàn khác, điều này là bình thường. Tuy nhiên như Hàn Quốc 12 lần vô địch U.19 châu Á, bước thụt lùi này là điều cần suy nghĩ.

Năm 2016, ở sân chơi châu lục U.16 Việt Nam vào tứ kết, U.19 lần đầu tiên vào đến bán kết, đoạt vé dự World Cup U.20. 2 năm sau, chỉ trong vòng 1 tháng cả 2 lứa trẻ này đều bị loại ở vòng bảng. Với bóng đá trẻ vốn không ổn định, liên tục biến động, sau 2 năm là một lứa cầu thủ hoàn toàn khác, điều này là bình thường. Tuy nhiên như Hàn Quốc 12 lần vô địch U.19 châu Á, bước thụt lùi này là điều cần suy nghĩ.

Các chuyên gia, HLV đều cho rằng bài học vừa qua cho thấy bóng đá trẻ Việt Nam cần phải được chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, thi đấu hơn nữa, với cách làm bài bản, khoa học, bắt đầu từ các CLB.

HLV tuyển U.19 Hoàng Anh Tuấn cho rằng trình độ cầu thủ trẻ chúng ta không đến nỗi thiếu hụt, nhưng vấn đề quan trọng là phải khai phá, trau dồi, rèn giũa theo đúng phương cách. Thực tế nhiều học viện, lò đào tạo hiện nay không được đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết, chế độ dinh dưỡng thấp (trong khi với bóng đá trẻ đây là điều kiện quyết định sự phát triển thể chất). Chỉ hơn 1 năm làm việc với bóng đá Việt Nam nhưng HLV Park Hang-seo cũng dễ dàng chỉ ra ở V.League, chỉ có 2 CLB là Hà Nội và HAGL có đào tạo trẻ tốt. Trung tâm PVF có cơ sở hiện đại, chất lượng nhưng chỉ đào tạo 180 học viên là quá ít để lựa chọn.

Một thực tế khác là hệ thống tuyển chọn, đào tạo cầu thủ trẻ của Việt Nam hiện tại còn nhiều bất cập, lại mạnh ai nấy làm, mỗi nơi một phách. Bóng đá Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất là Thái Lan, các lứa trẻ của họ đều thi đấu với lối chơi có nét rất giống nhau, tương đồng với đội tuyển Olympic, quốc gia. Bởi hệ thống đào tạo, tuyển chọn của họ xuyên suốt, nhất quán. Còn chúng ta thì từ cấp cơ sở là CLB đã không giống nhau, khi lên đội trẻ, mỗi HLV lại có phong cách huấn luyện khác. Do vậy đã đến lúc bên cạnh sự phát triển rộng khắp bóng đá học đường, bóng đá cộng đồng, VFF cần cùng các CLB thống nhất về mô hình đào tạo chung cho tất cả các tuyến một cách bài bản, khoa học, với cùng chung một triết lý. Bên cạnh đó là chương trình đào tạo đội ngũ HLV cho bóng đá trẻ cũng phải thống nhất và chuẩn.

Vấn đề thứ 2 là phải tạo điều kiện cho các lứa cầu thủ trẻ được cọ xát, thi đấu thật nhiều hơn nữa. Sự thành công của lứa Công Phượng năm 2013-2015 hay lứa Quang Hải 2016-2018 chính là nhờ được tiếp cận bóng đá đỉnh cao sớm, được đá nhiều giải, lên chơi V.League. Trước mắt cần tăng mật độ thi đấu cho các giải trẻ bằng thể thức vòng tròn 2 lượt đi, về như giải vô địch quốc gia.   

Trần Đỗ

Tin xem nhiều