Báo Đồng Nai điện tử
En

Bóng đá và bài học điện ảnh

11:04, 02/04/2018

Khán giả ở vòng 4 V.League đã giảm nhẹ, có tổng cộng 58 ngàn khán giả đến sân theo dõi, trung bình 8.285 người/trận. Đây là dấu hiệu cho thấy VPF và các CLB phải sớm cải thiện chất lượng, tiện nghi sân bãi để lôi kéo, giữ chân người xem.

 

Khán giả ở vòng 4 V.League đã giảm nhẹ, có tổng cộng 58 ngàn khán giả đến sân theo dõi, trung bình 8.285 người/trận. Đây là dấu hiệu cho thấy VPF và các CLB phải sớm cải thiện chất lượng, tiện nghi sân bãi để lôi kéo, giữ chân người xem.

Tiếp nối câu chuyện chăm sóc “thượng đế” từ SVĐ trong số báo trước, có một bài học trong điện ảnh Việt mà bóng đá rất đáng suy nghĩ. Một thời vì phim dở, các rạp xuống cấp, nhếch nhác, người Việt hầu như mất hẳn thói quen đến rạp xem phim. Ngành điện ảnh làm mọi cách vẫn không sao khôi phục. Chỉ đến khi các nhà đầu tư Hàn Quốc và nước ngoài nhảy vào xây dựng mô hình các cụm rạp có sức chứa vừa phải nhưng chất lượng, tiện nghi hiện đại và đặc biệt không nằm tách biệt mà luôn gắn với một quần thể siêu thị - giải trí, lập tức khán giả lũ lượt đến rạp.

Mô hình này đã được các CLB nước ngoài áp dụng. Một gia đình gồm vợ chồng, các con, thậm chí 3 thế hệ có thể dành trọn cả ngày cuối tuần đến SVĐ vì không chỉ để xem bóng đá mà ở đây còn đáp ứng mọi nhu cầu với hệ thống khép kín: nhà hàng ăn uống, siêu thị mua sắm, khu tham quan, vui chơi, giải trí, thậm chí cả khách sạn.

Một tín hiệu đáng mừng, sau khi được UBND TP.Hà Nội quyết định chuyển giao sân Hàng Đẫy, CLB Hà Nội đang có ý định đi tiên phong. Mới đây “bầu” Hiển vừa cùng Tập đoàn xây dựng Bouygues nổi tiếng của Pháp ký hợp đồng trị giá lên tới 250 triệu euro (hơn 7 ngàn tỷ đồng), không chỉ để nâng cấp sân bóng thủ đô mà còn xây dựng một tổ hợp thể thao - giải trí hiện đại tại đây. Đáng tiếc không nhiều địa phương mạnh dạn như Hà Nội, dù không có kinh phí đầu tư, nâng cấp nhưng cứ muốn “ôm” SVĐ.

Đông Kha

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích