Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhật - Mỹ đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự

09:02, 19/02/2021

Nhật Bản và Mỹ đã đạt thỏa thuận về kéo dài thêm một năm Hiệp định đặc biệt liên quan đến chia sẻ chi phí cho các hoạt động đồn trú của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Thỏa thuận đạt được không lâu sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, cho thấy ông Joe Biden coi trọng quan hệ đồng minh với Nhật Bản.

Nhật Bản và Mỹ đã đạt thỏa thuận về kéo dài thêm một năm Hiệp định đặc biệt liên quan đến chia sẻ chi phí cho các hoạt động đồn trú của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Thỏa thuận đạt được không lâu sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, cho thấy ông Joe Biden coi trọng quan hệ đồng minh với Nhật Bản.

Binh sĩ Nhật Bản và Mỹ tham gia cuộc tập trận chung tại Eniwa, Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Binh sĩ Nhật Bản và Mỹ tham gia cuộc tập trận chung tại Eniwa, Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

 

Thông thường, Mỹ và Nhật Bản cứ 5 năm một lần sẽ thương lượng về mức phí hoạt động đồn trú quân Mỹ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, hai bên đã không đạt được thỏa thuận về mức đóng góp cho giai đoạn mới sẽ bắt đầu vào tháng 4-2021 do chính quyền của Tổng thống Donald Trump yêu cầu Nhật Bản chi thêm tiền. Số tiền Tokyo chi trả hằng năm cho các hoạt động của khoảng 54 ngàn quân nhân Mỹ tại Nhật Bản vào khoảng 2 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mong muốn của ông Trump (khoảng 8 tỷ USD/năm). Không chỉ làm nhiệm vụ “bảo vệ” đồng minh chiến lược, việc triển khai một lượng lớn quân tại Nhật Bản giúp Mỹ dễ dàng triển khai sức mạnh ra toàn khu vực Thái Bình Dương.

Trước đó vào giữa năm ngoái, Mỹ và một đồng minh chiến lược khác trong khu vực là Hàn Quốc cũng đã đạt được mức chi phí cho các hoạt động đồn trú của quân đội Mỹ. Mỹ từng yêu cầu Hàn Quốc đóng góp 5 tỷ USD/năm (tăng gấp 5 lần) để duy trì khoảng 28 ngàn lính Mỹ đồn trú. Với chính sách “Nước Mỹ trở lại”, nhiều khả năng Tổng thống Joe Biden chấp nhận chi nhiều hơn cho các hoạt động quân sự bên ngoài nước Mỹ, thay vì yêu cầu các đồng minh phải chia sẻ nhiều hơn như chiến lược “Nước Mỹ trên hết” dưới thời ông Trump.

Quốc Trung

 

 

 

Tin xem nhiều