Báo Đồng Nai điện tử
En

Cơ hội ngừng bắn tại Libya

09:06, 12/06/2020

Sau hơn 1 năm giao tranh giằng co, các bên đối địch tại Libya đã chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán về một lệnh ngừng bắn, mở đường cho việc nối lại đối thoại hòa bình do LHQ làm trung gian. Động thái mới này làm vơi đi những lo ngại về một cuộc chiến ủy nhiệm tại quốc gia Bắc Phi này sau khi một số quốc gia bên ngoài bắt đầu có sự can dự.

Sau hơn 1 năm giao tranh giằng co, các bên đối địch tại Libya đã chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán về một lệnh ngừng bắn, mở đường cho việc nối lại đối thoại hòa bình do LHQ làm trung gian. Động thái mới này làm vơi đi những lo ngại về một cuộc chiến ủy nhiệm tại quốc gia Bắc Phi này sau khi một số quốc gia bên ngoài bắt đầu có sự can dự. 

Sử dụng vũ lực thất bại, các bên Libya đã phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán. Ảnh: Reuters
Sử dụng vũ lực thất bại, các bên Libya đã phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán. Ảnh: Reuters

 

Diễn biến trên thực địa gần đây đã có sự đổi chiều sau khi Thổ Nhĩ Kỳ điều quân và khí tài hiện đại sang chi viện cho lực lượng Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) của Thủ tướng Fayez al-Sarraj. Lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar đã bị đánh bật khỏi thủ đô Tripoli và mất dần những địa bàn chiến lược như thành phố ven biển Sirte và căn cứ không quân Jufra ở miền Nam.

Trước sự thất thế của tướng Haftar và LNA, Ai Cập và Nga đã vào cuộc. Cairo gửi xe tăng hạng nặng đến Libya và điều tàu đổ bộ lớp Mistral do Pháp sản xuất mang theo một số lượng lớn máy bay lên thẳng tấn công
Mi-24 và AH-64 Apache do Nga và Mỹ sản xuất. Ngoài ra, các chiến đấu cơ MiG-29 và Su-24 của Nga cũng đã xuất hiện, giúp LNA có thể phá vỡ các hệ thống đánh chặn và phòng thủ Korkut, Atigan và Mim-23 Hawk mà Thổ Nhĩ Kỳ chi viện GNA.

Sự vào cuộc của nhiều bên khiến nhiều người lo ngại cuộc nội chiến ở Libya sẽ thành cuộc chiến ủy nhiệm của các “thế lực” bên ngoài như những gì đã và đang diễn ra ở Syria.

Quốc Trung

 

Tin xem nhiều