Báo Đồng Nai điện tử
En

OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng dầu

09:04, 10/04/2020

Đúng như nhận định, Nga và Ả-rập Xê-út cuối cùng đã nhượng bộ và làm sống lại cơ chế hợp tác OPEC+ khi đồng ý cắt giảm 10 triệu thùng/ngày để đẩy giá dầu tăng trở lại sau khi đã xuống đáy lần đầu tiên sau 18 năm.

Đúng như nhận định, Nga và Ả-rập Xê-út cuối cùng đã nhượng bộ và làm sống lại cơ chế hợp tác OPEC+ khi đồng ý cắt giảm 10 triệu thùng/ngày để đẩy giá dầu tăng trở lại sau khi đã xuống đáy lần đầu tiên sau 18 năm.

Một giàn khoan dầu ngoài khơi Na Uy - Ảnh: REUTERS
Một giàn khoan dầu ngoài khơi Na Uy - Ảnh: REUTERS

 

Thỏa thuận đạt được sau cuộc họp ngày 9-4 giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là cơ chế OPEC+ dưới sự dẫn dắt của Ả-rập Xê-út và Nga. Cụ thể, trong 2 tháng tới, Nga và Ả-rập Xê-út mỗi nước giảm 2,5 triệu thùng/ngày, Iraq giảm 1 triệu thùng, các thành viên còn lại giảm 23% sản lượng. Từ tháng 7 đến hết năm 2020, mức giảm của OPEC+ là 8 triệu thùng/ngày. Năm 2021, dự kiến sẽ cắt giảm 6 triệu thùng/ngày.

OPEC+ kỳ vọng các nước ngoài liên minh này, như Mỹ, tham gia cắt giảm thêm 5 triệu thùng dầu/ngày. Mỹ, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới với khoảng 13 triệu thùng/ngày không đưa ra cam kết cắt giảm sản lượng cụ thể, nhưng Bộ Năng lượng Mỹ cho hay ngành sản xuất dầu của nước này sẽ cắt giảm 2 triệu thùng/ngày trong 2 năm tới mà không cần có sự can thiệp nào từ Nhà Trắng.

Ngay sau khi đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng, lãnh đạo Nga, Ả-rập Xê-út và Mỹ đã điện đàm cho nhau, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trong việc ổn định của thị trường năng lượng và hỗ trợ kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của thế giới đã giảm tới 30% do đại dịch Covid-19. Vì vậy, việc các “ông lớn” về dầu mỏ nhượng bộ, đồng ý cắt giảm sản lượng sẽ giúp thị trường năng lượng không bị “rối loạn”.              

Quốc Trung

 

Tin xem nhiều