Ngày 3/10, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã trục xuất 15 nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Cuba ở Washington.
Ngày 3/10, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã trục xuất 15 nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Cuba ở Washington.
Động thái này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước rút hàng loạt số nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở La Habana sau sự cố y tế xảy ra với hơn 20 nhà ngoại giao Mỹ.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết quyết định trên được đưa ra sau các sự cố mà Mỹ coi là các cuộc “tấn công bằng sóng âm” làm ảnh hưởng sức khỏe 22 cán bộ, nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba. Quyết định này cũng đảm bảo sự cân bằng trong các hoạt động ngoại giao.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các nhà ngoại giao Cuba trên đã được yêu cầu rời khỏi Mỹ trong vòng 7 ngày.
Đây được xem là một bước lùi nữa trong mối quan hệ sóng gió giữa Mỹ và Cuba, hai nước mới chỉ khôi phục quan hệ ngoại giao sau nửa thế kỷ thù địch. Trước đó, Washington đã thông báo quyết định rút gần 60% nhân lực phái bộ ngoại giao của mình tại La Habana và cảnh báo công dân Mỹ không nên tới Cuba, đồng thời ngừng các hoạt động cấp thị thực nhập cảnh thông thường tại La Habana, sau khi xảy ra các sự cố trên.
Theo phía Mỹ, việc tấn công bằng sóng âm được xác định đã kéo dài trong vài tháng gần đây, khiến những người bị ảnh hưởng mất thính giác, thường xuyên chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi và khó ngủ.
Phía Cuba khẳng định không tiến hành bất cứ hành động nào gây tổn hại thể lực của các nhà ngoại giao nước ngoài và cho biết đã hợp tác điều tra vụ việc, nhưng cả hai bên chưa đưa ra được kết luận cuối cùng.
Sau hơn nửa thập kỷ, Mỹ và Cuba đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015, mở cửa trở lại Đại sứ quán tại Washington và La Habana, mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã tạm dừng một số chính sách đối với Cuba của người tiền nhiệm Barack Obama. Mới đây nhất, ông đã ký gia hạn 1 năm đạo Luật Thương mại được áp dụng từ năm 1917.
Đạo luật này là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng của cuộc bao vây cấm vận chống Cuba từ năm 1962 và từ đó đến nay, đạo luật đã liên tục được 10 tổng thống Mỹ gia hạn mỗi năm. Văn bản này cho phép Tổng thống Mỹ linh hoạt pháp lý cần thiết để nới lỏng hoặc thắt chặt lệnh cấm vận đã kéo dài hơn nửa thế kỷ qua./.
Đại sứ quán Cuba ở thủ đô Washington (Mỹ). (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết quyết định trên được đưa ra sau các sự cố mà Mỹ coi là các cuộc “tấn công bằng sóng âm” làm ảnh hưởng sức khỏe 22 cán bộ, nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba. Quyết định này cũng đảm bảo sự cân bằng trong các hoạt động ngoại giao.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các nhà ngoại giao Cuba trên đã được yêu cầu rời khỏi Mỹ trong vòng 7 ngày.
Đây được xem là một bước lùi nữa trong mối quan hệ sóng gió giữa Mỹ và Cuba, hai nước mới chỉ khôi phục quan hệ ngoại giao sau nửa thế kỷ thù địch. Trước đó, Washington đã thông báo quyết định rút gần 60% nhân lực phái bộ ngoại giao của mình tại La Habana và cảnh báo công dân Mỹ không nên tới Cuba, đồng thời ngừng các hoạt động cấp thị thực nhập cảnh thông thường tại La Habana, sau khi xảy ra các sự cố trên.
Theo phía Mỹ, việc tấn công bằng sóng âm được xác định đã kéo dài trong vài tháng gần đây, khiến những người bị ảnh hưởng mất thính giác, thường xuyên chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi và khó ngủ.
Phía Cuba khẳng định không tiến hành bất cứ hành động nào gây tổn hại thể lực của các nhà ngoại giao nước ngoài và cho biết đã hợp tác điều tra vụ việc, nhưng cả hai bên chưa đưa ra được kết luận cuối cùng.
Sau hơn nửa thập kỷ, Mỹ và Cuba đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015, mở cửa trở lại Đại sứ quán tại Washington và La Habana, mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã tạm dừng một số chính sách đối với Cuba của người tiền nhiệm Barack Obama. Mới đây nhất, ông đã ký gia hạn 1 năm đạo Luật Thương mại được áp dụng từ năm 1917.
Đạo luật này là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng của cuộc bao vây cấm vận chống Cuba từ năm 1962 và từ đó đến nay, đạo luật đã liên tục được 10 tổng thống Mỹ gia hạn mỗi năm. Văn bản này cho phép Tổng thống Mỹ linh hoạt pháp lý cần thiết để nới lỏng hoặc thắt chặt lệnh cấm vận đã kéo dài hơn nửa thế kỷ qua./.
(TTXVN/VIETNAM+)