Báo Đồng Nai điện tử
En

Vì sao các phiến quân Hồi giáo ưa chuộng hình thức chặt đầu?

08:08, 20/08/2014

"Vui vẻ với bạn của tôi, hoặc những gì còn lại của anh ta," dòng tin này đã được Abdel-Majed Abdel Bary, tay rapper 23 tuổi tới từ Maida Vale (London) tải lên cùng một bức ảnh chụp anh ta nắm thủ cấp của một tay súng đối địch.

"Vui vẻ với bạn của tôi, hoặc những gì còn lại của anh ta," dòng tin này đã được Abdel-Majed Abdel Bary, tay rapper 23 tuổi tới từ Maida Vale (London) tải lên cùng một bức ảnh chụp anh ta nắm thủ cấp của một tay súng đối địch.

Khi thực hiện hành động trên, Bary đã trở thành chiến binh thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS và tên cũ là ISIS).

Bức ảnh chỉ là một trong hàng loạt ảnh chụp cảnh chặt đầu kinh hoàng do các chiến binh IS tải lên Internet, trong khuôn khổ một chiến dịch khủng bố mạng quy mô lớn. Các bức ảnh khác từng cho thấy thủ cấp thuộc về nhiều kẻ thù của IS đã bị bêu lên cọc thép ở Raqq, Syria.

Nhưng vì sao chặt đầu lại trở thành hình thức hành quyết được các chiến binh Hồi giáo ưa chuộng trên chiến trường Syria, Iraq và cả những nơi khác trên thế giới?

Lịch sử các màn chặt đầu
 
Năm ngoái, Michael Adebolajo và Michael Adebowale đã sát hại Fusilier Lee Rigby ở Woolwich, London. Hai kẻ này được cho là âm mưu chặt đầu Rigby, sau khi đã dùng xe hơi chẹt chết nạn nhân.
 
Trong phiên tòa xét xử diễn ra sau đó, Adebolajo nói rằng 2 gã thực hiện vụ giết người để báo thù cho việc người Hồi giáo bị đối xử tệ ở nước ngoài. Adebolajo cũng nói trước tòa rằng gã yêu quý al-Qaeda.
 
Trước đó, vào năm 2002, nhà báo Daniel Pearl đã bị al-Qaeda bắt cóc tại Pakistan và bị chặt đầu.
 
Một số các con tin phương Tây cũng bị thủ lĩnh al-Qaeda ở Iraq là Abu Musab Al-Zarqawi ra lệnh chặt đầu và tung video lên mạng. Al-Zarqawi được cho là một trong những nhân vật chủ chốt giúp tạo ra IS.
 
Các chuyên gia tin rằng chiến thuật chặt đầu được sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau, gồm việc khiến kẻ thù nhụt chí trên chiến trường và để răn đe phương Tây trong việc gửi quân vào cuộc xung đột.
 
"Bản chất man rợ tự nhiên của việc chặt đầu, sự tập trung vào cá nhân và hành vi xúc phạm tới thi thể người đã chết mang tới cảm giác kinh sợ hơn nhiều một vụ đánh bom, dù đánh bom gây thiệt hại sinh mạng lớn hơn" - Shashank Joshi, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Royal United Services nói với tờ Telegraph.
 
Trong một bài báo viết trên tờ Middle East Quarterly hồi năm 2005, chuyên gia Timothy Furnish thì chỉ ra rằng chặt đầu có cái gốc từ văn hóa Hồi giáo.
 
Một loạt "mốt" của khủng bố
 
Ông mô tả cách thức những tay khủng bố phát triển một dạng hành vi tàn bạo mới, khi các hành vi cũ đã không còn gây sốc nữa.
 
"Chặt đầu trở thành mốt mới nhất. Phương thức này đã đưa chủ nghĩa khủng bố trở lại với tương lai," ông viết.
 
Những kẻ khủng bố dùng 2 đoạn trong kinh Koran để hợp thức hóa hành động của chúng. "Khi anh gặp một kẻ không tin tưởng (vào Hồi giáo), hãy đập gãy cổ họ," một đoạn trong chương 47 của kinh Koran viết.
 
Một đoạn khác viết: "Tôi sẽ gieo nỗi sợ hãi vào con tim của những kẻ không tin tưởng. Chặt đứt đầu chúng rồi chém sạch mọi đầu ngón tay của chúng."
 
Tuy nhiên có người đánh giá các đoạn kinh này được thêm vào để tăng dũng khí trong chiến trận, thay vì là lý do để thực hiện việc chặt đầu.
 
Ngoài 2 đoạn kinh trên, chặt đầu đã được nhắc tới khá sớm trong Hồi giáo.
 
Ví dụ nhà viết sử đầu tiên của Đấng tiên tri Muhammad là Ibn-Ishaq đã mô tả việc Muhammad cho phép chặt đầu từ 600-900 người thuộc bộ tộc Do Thái Banu Qurayza, theo sau trận chiến ở Medina vào năm 627.
 
Đây cũng là hình thức hành quyết phổ biến dưới thời đế chế Ottoman.
 
Tại Saudi Arabia, nơi chính quyền thi hành một phiên bản đầy nghiêm khắc của luật Sharia trong Hồi giáo, chặt đầu được dùng để trừng phạt nhiều tội ác khác nhau, gồm buôn ma túy. Khoảng 80 người đã bị chặt đầu tại Saudi Arabia hồi năm ngoái.
 
Ngoài chặt đầu, luật Sharia còn cho phép dùng nhiều hình thức hành quyết khác như treo cổ, ném đá tới chết.
 
Thực tế thì việc chặt đầu không chỉ giới hạn trong xã hội Hồi giáo. Nhiều xã hội phương Tây đã dùng chặt đầu làm hình thức hành quyết trong hàng trăm năm. Pháp thậm chí mới chỉ ngừng dùng máy chém vào năm 1977./.

(VIETNAM+)

Bary "khoe" chiến tích của mình. (Nguồn: Twitter)
Bary "khoe" chiến tích của mình. (Nguồn: Twitter)

 

Tin xem nhiều