Báo Đồng Nai điện tử
En

Hội thảo khoa học tại Ba Lan về tình hình Biển Đông

11:07, 07/07/2014

Tại Trường Đại học Almamer thủ đô Warsaw, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan phối hợp với Câu lạc bộ Lê Quý Đôn, Viện Văn hóa - Khoa học Việt Nam, Đại học Almamer tổ chức hội thảo khoa học ngày 3/7 với chủ đề "Về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa" với sự tham dự của trên 50 nhà khoa học, học giả nguyên là nghị sỹ, cựu sỹ quan cấp cao và một số cơ quan truyền thông Ba Lan, Việt Nam (VTV4).

Tại Trường Đại học Almamer thủ đô Warsaw, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan phối hợp với Câu lạc bộ Lê Quý Đôn, Viện Văn hóa - Khoa học Việt Nam, Đại học Almamer tổ chức hội thảo khoa học ngày 3/7 với chủ đề “Về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” với sự tham dự của trên 50 nhà khoa học, học giả nguyên là nghị sỹ, cựu sỹ quan cấp cao và một số cơ quan truyền thông Ba Lan, Việt Nam (VTV4). 
Tàu hải giám của Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Tàu hải giám của Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam Phạm Kiến Thiết và đại biểu các tổ chức hội đoàn của người Việt Nam có mặt và tham dự.

Hội thảo đã nghe Ban tổ chức thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, các cam kết mà Trung Quốc đã ký với Việt Nam và các nước ASEAN, 13 tham luận, ý kiến của các học giả người Ba Lan được trình bày tại hội thảo, từ cách tiếp cận khác nhau, trên phương diện nghiên cứu khoa học, các tác giả đã nêu lên chính kiến của mình và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. 

Từ nghiên cứu khoa học, các tham luận đã nêu rõ những việc làm sai trái của phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, đe dọa an ninh hàng hải tại Biển Đông, đồng thời lên tiếng phản đối Trung Quốc vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, gia tăng tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Đặc biệt tại hội thảo, hưởng ứng cuộc vận động hướng về biển đảo quê hương, một người Việt Nam đã dày công sưu tầm đã trưng bày hai tập bản đồ Atlat do Đức xuất bản năm 1896 và 1929, trong đó có bản đồ Trung Quốc với đường biên giới cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam, cung cấp thêm tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. 

Kết thúc buổi hội thảo, Đại sứ Phạm Kiến Thiết đã cảm ơn và đánh giá cao học giả, nhà nghiên cứu Ba Lan đã nêu những chính kiến khách quan, trung thực về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và dành tình cảm ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam hiện nay./.
 

(TTXVN/VIETNAM+)

Tin xem nhiều