Báo Đồng Nai điện tử
En

Lật lại vụ nổ súng làm thay đổi lịch sử Đức

10:01, 31/01/2012

Cái chết của cậu sinh viên Benno Ohnesorg ở Tây Đức do một cảnh sát gây ra đã làm nổ ra các cuộc biểu tình vào năm 1968, làm thay đổi chiều hướng lịch sử của nước Đức.

Cái chết của cậu sinh viên Benno Ohnesorg ở Tây Đức do một cảnh sát gây ra đã làm nổ ra các cuộc biểu tình vào năm 1968, làm thay đổi chiều hướng lịch sử của nước Đức.

Benno Ohnesorg sau khi bị bắn
Benno Ohnesorg sau khi bị bắn

Giờ đây, các công tố viên và tờ Tấm Gương đã tìm hiểu về phát súng chết người này không phải là do tự vệ, và cảnh sát đã giữ kín bí mật về vụ việc.

Cảnh sát Tây Đức đã giấu kín sự thật về phát súng gây thiệt mạng cho cậu sinh viên vào năm 1967 nhằm bảo vệ người cảnh sát đã cướp cò súng.

Cậu sinh viên Benno Ohnesorg đã thiệt mạng vào ngày 2/6/1967 trong cuộc tuần hành phản đối chuyến viếng thăm của nhà Vua Iran. Vụ việc đã gây ra phong trào biểu tình và là một trong những nguyên nhân dẫn tới các chiến dịch khủng bố của phe cánh tả đeo đẳng suốt những năm 1970, 1980 ở Đức.

Nghiên cứu mới đây cho thấy người cảnh sát đã nổ súng bắn Ohnesorg là Karl-Heinz Kurras đã không cướp cò súng để tự vệ như ông ta đã nói lúc đó. Kurras đã khăng khăng rằng ông bị những người biểu tình đe dọa bằng gươm và dao.

Một cuộn phim tái hiện lại và các bức ảnh mới tìm thấy trong đêm đó, cùng với sự hỗ trợ từ công nghệ hỗ trợ hình ảnh đã cung cấp nhiều tình tiết mới về vụ việc. Một cảnh trong cuốn phim thời sự cho thấy một người đàn ông từ từ tiến về phía Ohnesorg với một vật có hình dáng như khẩu súng ngắn trong tay. Các nhà điều tra đi đến kết luận: "Các phác thảo này cho thấy đó có thể là Kurras".

Thêm vào đó, các bức hình được công bố cho thấy cấp trên của Kurras là Helumut Starke đứng cách Kurras chỉ có vài mét ngay sau khi vụ nổ súng diễn ra trong sân của khu nhà ở phía Tây Berlin. Nhưng Starke khi đó lại nói rằng ông ta chỉ nhìn thấy Kurras sau khi xảy ra vụ việc.

Có một bức hình không rõ nguồn gốc trước đó ghi lại cảnh Kurras đặt tay trái của mình lên vai của người một cảnh sát khác trong khi nổ súng bằng tay phải. Tên của người đồng nghiệp trên đã bị giữ kín trong các hồ sơ điều tra. Ông ta không bao giờ bị thẩm vấn.

"Còn kinh khủng hơn hơn cả những nghi ngờ xấu nhất"

Những người tuần hành sau cái chết của Benno Ohnesorg đã đề dòng chữ: " Benno Ohnesorg bị ám sát vì mục đích chính trị"
Những người tuần hành sau cái chết của Benno Ohnesorg đã đề dòng chữ: " Benno Ohnesorg bị ám sát vì mục đích chính trị"

Ba nhân viên cảnh sát khác được cho là đã đánh đập Ohnesorg thậm chí sau khi anh này đã bị bắn và bỏ mặc đến chết cũng không hề bị thẩm vấn. Tên tuổi của họ vẫn bị giấu kín.

Sự thật kinh khủng nhất lại được tìm thấy ở bệnh viện Moabit của thành phố. Các bác sĩ đã gắp bỏ các mảnh vỡ trên sọ của Ohnesorg khu vực quanh vết đạn bắn và khâu vùng da bị rách. Giấy chứng tử của cậu sinh viên có ghi nguyên nhân dẫn đến tử vong: "Vỡ sọ do bị tác động bởi vật tù".

Vị bác sĩ đưa ra chứng tử đó đã nói với tờ Tấm Gương rằng lúc đó ông "không hề làm việc này dựa trên các kết luận của cá nhân, mà là vì bị sếp ra lệnh như vậy".

Hans-Christian Ströbele - một thành viên trong Quốc hội ở Đảng Xanh cho biết, ông đã bị sốc trước những phát hiện này. "Sự thật còn kinh khủng hơn cả những nghi ngờ xấu nhất của chúng tôi vào lúc đó, chúng tôi không thể tưởng tượng ra những điều này" - Ströbele nói.

Ông nói thêm rằng đã có "đầy đủ lý do cho giả thiết rằng việc bắn cậu sinh viên Benno Ohnesorg là một hành động đã được sắp sẵn với ý đồ giết hại cậu ta".

Tuy nhiên, thông tin mới này vẫn chưa thể khiến cho vụ việc được đưa ra xét xử lại. Các hồ sơ tìm thấy vào năm 2009 cho thấy Kurras đã từng làm người cung cấp tin tức cho cảnh sát mật của Đông Đức vào thời điểm vụ nổ súng diễn ra.

(Theo Tấm Gương)

Tin xem nhiều