Báo Đồng Nai điện tử
En

Hóa giải mâu thuẫn, gắn kết tình thân

11:11, 19/11/2019

Sự ra đời của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đánh dấu một bước phát triển mới quan trọng trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi mà các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống của cộng đồng dân cư ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội dung mâu thuẫn, tranh chấp.

Sự ra đời của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đánh dấu một bước phát triển mới quan trọng trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi mà các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống của cộng đồng dân cư ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội dung mâu thuẫn, tranh chấp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở. Ảnh: Đ.Phú

Phó giám đốc Sở Tư pháp Ngô Văn Toàn cho hay, việc triển khai thực hiện Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả, qua đó khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội.

* Hòa giải thành đạt trên 85%

Toàn tỉnh hiện có 943 tổ hòa giải cơ sở tại các ấp, khu phố với hơn 5,7 ngàn hòa giải viên. Qua 5 năm (2014-2018) triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã thụ lý gần 10 ngàn vụ việc, tiến hành hòa giải thành khoảng 8,7 ngàn vụ việc (đạt 85%). Trong 10 tháng của năm 2019, các tổ hòa giải cơ sở thụ lý gần 2 ngàn vụ việc, tiến hành hòa giải thành hơn 1,8 ngàn vụ việc (đạt trên 87%).

Để đạt được kết quả này, theo Sở Tư pháp, tiêu chuẩn, số lượng hòa giải viên và thành phần của tổ hòa giải được các địa phương lựa chọn bảo đảm đúng theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013. Qua đó, quy tụ được lực lượng nòng cốt, có uy tín, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư, bảo đảm hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao. Các hòa giải viên sau khi được bầu, công nhận đã có ý thức tích cực nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật, kỹ năng hòa giải để thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở ngày một tốt hơn, tỷ lệ hòa giải thành cao hơn.

Tại hội nghị giao ban công tác tư pháp quý III-2019 ở huyện Long Thành, các phòng tư pháp kiến nghị, việc trả thù lao hỗ trợ cho từng vụ việc hòa giải thành hay không thành với mức tối đa 200 ngàn đồng là chưa khuyến khích sự nỗ lực của các tổ hòa giải trong việc quyết tâm hòa giải thành nhằm giảm áp lực giải quyết các vụ việc cho UBND và tòa án. Do đó, Sở Tư pháp cần kiến nghị Bộ Tư pháp chi trả hỗ trợ vụ việc hòa giải thành gấp đôi đối với vụ việc hòa giải không thành.

Theo Phó giám đốc Sở Tư pháp Ngô Văn Toàn, để kết quả hòa giải thành của các tổ hòa giải được tòa án công nhận, ghi nhận, Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh đã phối hợp hướng dẫn tòa án nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã phối hợp trong việc thực hiện thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng phối hợp với tòa án tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc công nhận kết quả hòa giải thành. Cụ thể, theo báo cáo của phòng tư pháp cấp huyện, việc người dân yêu cầu tòa án công nhận kết quả hòa giải thành vẫn còn vướng mắc vì các hòa giải viên không đăng ký chứng thực chữ ký theo quy định, trình tự nên tòa án từ chối với lý do tòa không quản lý lực lượng này. Để tháo gỡ vướng mắc này, Tòa án nhân dân tỉnh thống nhất công nhận kết quả hòa giải thành phải hội đủ điều kiện như: các bên tham gia thỏa thuận hòa giải phải đủ năng lực hành vi dân sự; nội dung thỏa thuận của hai bên hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm pháp luật; nếu thỏa thuận có liên quan tới người thứ 3 thì phải được người thứ 3 đồng ý...

* Xã hội hóa hoạt động hòa giải ở cơ sở

Luật gia Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Luật gia TP.Biên Hòa cho hay, xét về bản chất thì hoạt động hòa giải ở cơ sở chính là một hoạt động xã hội hóa công tác quản lý xã hội của Nhà nước khi huy động người dân (có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở) tham gia vào tổ hòa giải - tổ chức tự quản tại cộng đồng, để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cộng đồng dân cư.

Chính vì vậy, luật gia Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, hoạt động hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở,  cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các hội đoàn thể.... Qua đó, xây dựng được một cộng đồng dân cư mà vai trò tự quản của người dân được tăng cường, thực hiện được việc xã hội hóa hoạt động giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật.

Theo hòa giải viên Lê Thị An (ngụ KP.5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom), để công tác hòa giải cơ sở phát huy được sức mạnh, sự tự quyết của cộng đồng dân cư, Sở Tư pháp và phòng tư pháp cấp huyện phải liên tục tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng cho các hòa giải viên. Trên cơ sở đó,  khi tiến hành hòa giải, các hòa giải viên vận dụng các quy định pháp luật hiện hành để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó có xử sự phù hợp với quy định pháp luật.   

Đoàn Phú

Tin xem nhiều