Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhận rõ thủ đoạn "lập lờ đánh lận con đen"

07:10, 12/10/2017

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII (nhiệm kỳ 2015-2020) đến nay, chủ trương của Đảng là quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, suy thoái. Văn kiện đại hội xác định rõ: "tham nhũng làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ".

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII (nhiệm kỳ 2015-2020) đến nay, chủ trương của Đảng là quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, suy thoái. Văn kiện đại hội xác định rõ: “tham nhũng làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII của ông Nguyễn Xuân Anh.
Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII của ông Nguyễn Xuân Anh.

Với quyết tâm chính trị đó, thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng, suy thoái trong Đảng và bộ máy Nhà nước đã đạt được những kết quả cụ thể, tích cực, được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng và bước đầu đem lại niềm tin cho nhân dân. Thế nhưng những thế lực chống phá Đảng và Nhà nước luôn tìm cách xuyên tạc, bịa đặt nhằm mục tiêu hạ thấp uy tín của Đảng, cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thực chất là những cuộc “đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp (lại) nhóm lợi ích cũ” hoặc là cách “trả thù, triệt hạ tay chân” phe này, phe khác.

* Không có “vùng cấm” trong phòng chống tham nhũng

Mục đích của các thế lực thù địch là chỉ muốn phá hoại niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gây bất ổn trong xã hội, từ đó đất nước chậm phát triển để thừa cơ lợi dụng, “đục nước béo cò”. Tuy nhiên, dù những kẻ mạo danh “người yêu nước”, đội lốt “dân chủ” ấy có dùng âm mưu thủ đoạn thâm độc đến đâu cũng không thể che đậy được dã tâm của mình. Các tầng lớp nhân dân cần cảnh giác, nhận thức đầy đủ về cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta để tránh bị những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng dẫn dắt vào những hoạt động xấu.

Chỉ từ năm 2016 đến nay, nhiều quan chức cấp cao đã bị kỷ luật cách chức hoặc cảnh cáo kể cả khi đã về hưu, dẹp bỏ khái niệm “hạ cánh an toàn”, trong đó có cả ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng. Điều này thể hiện quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là không có “vùng cấm” trong phòng chống tham nhũng.

Tháng 7-2016, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với  Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định từ năm 2007-2013 trong các cương vị Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), ông Trịnh Xuân Thanh và Ban lãnh đạo tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ gần 3,3 ngàn tỷ đồng. Việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh về Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng có nhiều sai phạm. Ông Trịnh Xuân Thanh sau đó đã bị cách chức, bỏ trốn rồi ra đầu thú, hiện đang chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Liên quan đến vụ việc này, Ban Cán sự Đảng 2 Bộ Công thương, Nội vụ cũng bị kiểm tra và kiểm điểm vì có dấu hiệu vi phạm trong bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng cán bộ. Ông Vũ Huy Hoàng (nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ công thương), ông Trần Lưu Hải (nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương), ông Huỳnh Minh Chắc (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang) và một số thứ trưởng Bộ Công thương, Bộ Nội vụ… đều phải nhận kỷ luật cách chức hoặc kiểm điểm vì sai phạm liên quan đến bổ nhiệm, khen thưởng Trịnh Xuân Thanh. Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng còn bị cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương (giai đoạn 2011-2016), xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương vì thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa bị cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng vì có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp; kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ, vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.

Do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong giai đoạn làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, để mất vốn 900 tỷ đồng cùng nhiều khoản đầu tư khó thu hồi khác, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định cảnh cáo ông Đinh La Thăng (nguyên Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh), cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII. Ngoài ra, hàng loạt lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng bị cách chức, bị bắt điều tra, truy tố như: ông Phùng Đình Thực, ông Đỗ Văn Hậu, ông Nguyễn Xuân Sơn, ông Nguyễn Quốc Khánh... Nguyên Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị tòa tuyên án tử hình, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thân.

Cũng do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên - môi trường (nhiệm kỳ 2011-2016) đã bị Ban Bí thư kỷ luật: nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bị cảnh cáo, 2 nguyên Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Thái Lai bị cách chức Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên - môi trường nhiệm kỳ 2011-2016. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự cũng bị cách chức Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015, bao gồm các chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Mới đây nhất, tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII của ông Nguyễn Xuân Anh do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, quản lý đất đai tại TP.Đà Nẵng. Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cũng bị kỷ luật cảnh cáo.

Ngoài ra, còn có một số cán bộ cấp cao vi phạm bị xử lý kỷ luật như: ông Nguyễn Phong Quang, Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (giai đoạn 2011-2016); ông Dương Anh Điền, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng; ông Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015; ông Phạm Thế Dũng, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; ông Nguyễn Văn Thử, nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông...

* Không mắc bẫy kẻ xấu

Sau những quyết định mạnh mẽ, kịp thời nói trên của Đảng, các tầng lớp nhân dân ngày càng vững niềm tin vào quyết tâm phòng chống tham nhũng, suy thoái của Đảng cũng như mục tiêu xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phụng sự nhân dân của Nhà nước.

Thế nhưng, các thế lực chống phá chế độ đã cố tình đánh lạc hướng dư luận bằng cách “đánh tráo” khái niệm, biến cuộc đấu tranh chống tham nhũng trở thành “thanh trừng phe phái” trong Đảng. Rõ ràng, tất cả các cán bộ bị kỷ luật vừa qua đều đã trải qua thời gian xem xét, điều tra nghiêm túc của cơ quan chức năng, xử lý đúng người đúng tội, người dân “tâm phục khẩu phục”.

Nhìn lại, trước đây các thế lực thù địch rêu rao rằng Việt Nam không chống được tham nhũng, thậm chí cho rằng hệ thống chính trị ở nước ta là “lò tham nhũng”. Thì nay trước quyết tâm cũng như thành tựu chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, chúng lại trở mặt đưa ra những luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nực cười hơn, đối với kẻ “đại tham nhũng” như Trịnh Xuân Thanh chúng lại ra sức bảo vệ, tô hồng, “biến” Trịnh Xuân Thanh như một “anh hùng” chống chế độ Cộng sản. Những kẻ “lưỡi không xương”, chuyên môn “đổi trắng thay đen” này thực chất có cùng nhân dân xây dựng đất nước hay chỉ muốn kiếm cách phá rối để xã hội bất ổn, đất nước khó phát triển, tưởng đã quá rõ.   

Những thế lực chống phá còn xuyên tạc rằng “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độ độc đảng”, từ đó cho rằng khi nào Việt Nam còn chế độ chuyên chế độc đảng, còn công hữu về tư liệu sản xuất thì không thể chống tham nhũng được.

Trong lịch sử phát triển của loài người, không một đất nước nào, thời đại nào không có nạn tham nhũng, kể cả ở những quốc gia gọi là phát triển hay thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng”. Bởi về bản chất, tham nhũng là một hiện tượng tất yếu của xã hội gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước; quy mô nhiều hay ít tùy thuộc vào trình độ quản lý kinh tế - xã hội. Nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, thu nhập công chức còn thấp... thì tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ. Đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế thường tạo ra tiền đề khách quan làm tham nhũng phát triển. Cần nhận thức rõ điều này để trong công tác phòng chống tham nhũng rà soát lại hệ thống pháp luật theo hướng chặt chẽ, minh bạch, không tạo kẽ hở cho tham nhũng lợi dụng; đồng thời một lần nữa khẳng định tham nhũng không phải là sản phẩm tất yếu của chế độ công hữu, chuyên chế độc đảng như sự xuyên tạc của kẻ xấu.

Tịnh Hà

Tin xem nhiều