Báo Đồng Nai điện tử
En

Hiểm nguy với đường ngang dân sinh

10:02, 12/02/2017

Chỉ trong 7 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 (từ ngày 26-1 đến 1-2), cả nước xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 6 người và 11 người bị thương.

Chỉ trong 7 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 (từ ngày 26-1 đến 1-2), cả nước xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 6 người và 11 người bị thương. Tại Đồng Nai, vào ngày 1-2 đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại tuyến đường ngang dân sinh thuộc KP.3, phường Bửu Hòa (TP.Biên Hòa), khiến 2 người chết và 7 người bị thương nặng.

Tại km1684+780 thuộc xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), người dân thường lấn chiếm làm nơi họp chợ, bày bán hàng hóa ngay cạnh đường sắt, cột đèn cảnh báo.
Tại km1684+780 thuộc xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), người dân thường lấn chiếm làm nơi họp chợ, bày bán hàng hóa ngay cạnh đường sắt, cột đèn cảnh báo.

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân gây tai nạn không mới, chủ yếu vẫn do người dân vi phạm các quy định của pháp luật khi qua khu vực giao cắt đường sắt với đường bộ (chiếm đến 54%). Bên cạnh đó, còn do hệ thống đường sắt có quá nhiều điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ (gần 5,8 ngàn điểm, tỷ lệ lối đi dân sinh chiếm 74%). Thực tế, 80% số vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại các điểm giao cắt này.

Mới đây, Sở Giao thông - vận tải và Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn đã họp bàn nhằm tìm biện pháp kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh. Theo đó, với những đường ngang dân sinh, điểm nào không xóa được thì phải tổ chức lực lượng cảnh giới, lắp đặt biển báo cảnh báo tai nạn giao thông. Về lâu dài, phải xây dựng những đường gom dân sinh để hạn chế những lối đi dân sinh tự phát.

Hiện tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Đồng Nai dài 89km với 113 điểm giao cắt, trong đó có 57 đường ngang hợp pháp và 66 lối đi dân sinh. Nhiều đường ngang dù hợp pháp hay không đều tiềm ẩn không ít nguy cơ xảy ra tai nạn đường sắt. “Tử thần” luôn ẩn hiện tại những vị trí giao cắt này nếu các ngành chức năng và địa phương không kịp thời có giải pháp lâu dài, hiệu quả nhằm giải quyết dứt điểm tình hình trên.

Dưới đây là những hình ảnh phóng viên ghi nhận về nguy cơ mất an toàn giao thông tại các đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt.

Thậm chí, phá bỏ hàng rào để tạo lối đi dân sinh.
Thậm chí, phá bỏ hàng rào để tạo lối đi dân sinh.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn đường sắt vào ngày 1-2 là một trong các vị trí được đề xuất có người cảnh giới đường ngang dân sinh ở TP.Biên Hòa, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Sau vụ tai nạn, gờ giảm tốc được lắp đặt cùng với biển cảnh báo, nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo giao thông tại đây an toàn hơn.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn đường sắt vào ngày 1-2 là một trong các vị trí được đề xuất có người cảnh giới đường ngang dân sinh ở TP.Biên Hòa, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Sau vụ tai nạn, gờ giảm tốc được lắp đặt cùng với biển cảnh báo, nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo giao thông tại đây an toàn hơn.
Tại km1685+400 qua xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), người dân tự mở đường ngang, xây dựng ngay trong hành lang an toàn giao thông.
Tại km1685+400 qua xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), người dân tự mở đường ngang, xây dựng ngay trong hành lang an toàn giao thông.
Biển cảnh báo dường như chưa đủ để tác động vào ý thức người dân nên nhiều người vẫn vô tư qua lại trên đường sắt.
Biển cảnh báo dường như chưa đủ để tác động vào ý thức người dân nên nhiều người vẫn vô tư qua lại trên đường sắt.
 Người dân dựng “bậc thang” để leo qua hàng rào an toàn giao thông đường sắt.
Người dân dựng “bậc thang” để leo qua hàng rào an toàn giao thông đường sắt.
Tại km1689+500 (thuộc KP.8, phường Long Bình, TP.Biên Hòa), mỗi ngày có hàng ngàn lượt người qua lại, hầu hết là công nhân đi vào Khu công nghiệp Amata. Ngày 18-1, trong khi băng ngang qua đây, một người bị tàu hỏa cán chết tại chỗ.
Tại km1689+500 (thuộc KP.8, phường Long Bình, TP.Biên Hòa), mỗi ngày có hàng ngàn lượt người qua lại, hầu hết là công nhân đi vào Khu công nghiệp Amata. Ngày 18-1, trong khi băng ngang qua đây, một người bị tàu hỏa cán chết tại chỗ.

Thanh Hải

 

 

Tin xem nhiều