Báo Đồng Nai điện tử
En

Vụ 5 bảo vệ rừng Long Thành bị khởi tố: Bài học cho những người thực thi công vụ

10:05, 11/05/2016

Như Báo Đồng Nai ngày 7-5 đã đưa tin, liên quan đến vụ bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (34 tuổi, ngụ xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) tố các nhân viên bảo vệ thuộc Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Long Thành (gọi tắt BQL rừng Long Thành) có hành vi đánh đập, phá chòi canh đùng tôm của bà, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch đã ra quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với 5 nhân viên bảo vệ rừng để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản.

Như Báo Đồng Nai ngày 7-5 đã đưa tin, liên quan đến vụ bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (34 tuổi, ngụ xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) tố các nhân viên bảo vệ thuộc Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Long Thành (gọi tắt BQL rừng Long Thành) có hành vi đánh đập, phá chòi canh đùng tôm của bà, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch đã ra quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với 5 nhân viên bảo vệ rừng để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản.

Hành vi phạm tội của 5 nhân viên bảo vệ rừng sẽ được cơ quan điều tra làm rõ, vấn đề đặt ra từ vụ án này chính là thái độ hành xử của những người đại diện cơ quan chức năng trong quá trình thực thi công vụ. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai, Phó giám đốc BQL rừng Long Thành Vũ Thanh Bình thừa nhận, để sự việc xảy ra là một điều đáng tiếc. Chỉ vì sự thiếu kìm chế trong quá trình xử lý công vụ mà 5 nhân viên bảo vệ rừng đã phải vướng vào lao lý.

* Phát hiện người dân xây dựng trái phép

Theo ông Bình, các nhân viên bảo vệ rừng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên vùng đất (ngập nước) thuộc quyền quản lý của BQL rừng Long Thành; nếu phát hiện người dân xây dựng trái phép phải báo cáo lãnh đạo BQL rừng Long Thành để có biện pháp xử lý.

Trong trường hợp của bà Ngọc, ông Bình cho biết, vào ngày 26-6-2002, BQL rừng Long Thành ký hợp đồng giao khoán cho ông Nguyễn Văn Lộc (ngụ xã Phước An) bảo vệ, kết hợp nuôi trồng thủy sản khoảng 18 hécta rừng phòng hộ ở xã Phước An. Theo hợp đồng, mọi tác động đến rừng phải xin phép và có sự đồng ý của BQL rừng Long Thành mới được thực hiện. Hợp đồng có thời hạn đến ngày 10-8-2014 và ngày 5-5-2014 hai bên đã gia hạn hợp đồng thêm 2 năm (đến ngày 10-8 hết hạn).

Ông Võ Văn Tính, Chánh văn phòng UBND huyện Nhơn Trạch (ảnh), cho biết việc giao khoán rừng là việc giữa BQL bảo vệ rừng phòng hộ Long Thành với người dân. Trường hợp phát hiện người dân xây dựng trái phép trong lâm phận, BQL cũng chỉ được lập báo cáo gửi địa phương để yêu cầu xử lý. Theo ông Tính, sai phạm của bảo vệ rừng đã có pháp luật xử lý, nhưng qua đây các cơ quan chức năng phải rút ra được bài học trong quá trình thực thi công vụ. Nếu các vụ việc được giải quyết dứt điểm sẽ không có chuyện cán bộ vi phạm.

Tháng 1-2015, ông Lộc chuyển nhượng hợp đồng giao khoán đất rừng cho bà Ngọc, nhưng BQL rừng Long Thành không đồng ý. Ngày 30-6-2015, phát hiện bà Ngọc vẫn quản lý diện tích được giao khoán cho ông Lộc, BQL rừng Long Thành đã mời hai bên đến làm việc và yêu cầu ông Lộc phải là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng.

Đến ngày 20-2, bảo vệ rừng phát hiện bà Ngọc xây dựng trái phép ở khu vực này nên đã báo BQL rừng Long Thành. Ngày 24-2, BQL rừng Long Thành đã có văn bản thông báo cho ông Lộc về việc đình chỉ hoạt động xây dựng trái phép và chấm dứt hợp đồng giao khoán với ông Lộc vì vi phạm hợp đồng. Ngày 26-2, các nhân viên bảo vệ rừng thấy bà Ngọc tiếp tục xây dựng trái phép trong lâm phận nên đã xảy ra xô xát và ném xi măng xuống đùng. “Nếu lúc đó anh em bình tĩnh, tạm giữ số xi măng rồi báo cơ quan chức năng xử lý thì không có chuyện bảo vệ rừng vi phạm. Đây là một bài học lớn đối với lực lượng bảo vệ rừng trong quá trình xử lý những sai phạm của người dân” - ông Bình giãi bày.

Ông Bình cho biết thêm, sau khi phát hiện việc xây dựng trái phép trong lâm phận, BQL rừng Long Thành đã gửi thông báo cho UBND xã Phước An để giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi. Hiện tại, mọi hoạt động tại đùng tôm của ông Lộc đã bị đình chỉ.

* Xử lý sai phạm lại sai quy trình

Trao đổi với phóng viên về việc BQL rừng Long Thành có văn bản thông báo tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng, Quyền Chủ tịch UBND xã Phước An Nguyễn Văn Dũng cho biết xã đã nhận được văn bản này, nhưng khi sự việc chưa được xác minh thì xảy ra vụ bảo vệ rừng hủy hoại tài sản của bà Ngọc, gây ra dư luận ở địa phương. Đến nay, theo chỉ đạo của Huyện ủy Nhơn Trạch, xã chưa xử lý chuyện xây dựng trái phép của bà Ngọc. Nhưng sau khi vụ việc xảy ra, mọi hoạt động của bà Ngọc tại khu đùng nuôi tôm đã bị BQL rừng Long Thành đình chỉ nên địa phương cũng chưa xử lý gì. “Vụ việc đang được dư luận quan tâm, chính quyền địa phương muốn an dân nên chỉ chú trọng vào công tác dân vận” - ông Dũng cho biết.

Theo ông Dũng, khu vực ông Lộc nhận giao khoán từ BQL rừng Long Thành là khu rừng phòng hộ, các hộ nhận khoán chỉ được làm chòi lá để canh giữ tôm chứ không được phép xây dựng công trình kiên cố. Trường hợp phát hiện xây dựng trái phép, BQL rừng Long Thành sẽ báo chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn. Sau khi địa phương có thông báo, nếu hộ dân nào không chấp hành sẽ lập đoàn cưỡng chế theo đúng quy định. Việc các nhân viên bảo vệ rừng có hành động hủy hoại tài sản của bà Ngọc là sai quy định.

Trần Danh

 

 

 

 

Tin xem nhiều