Báo Đồng Nai điện tử
En

Đồng loạt triển khai Chương trình OCOP

09:04, 03/04/2019

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Nai chính thức được khởi động từ hội nghị quán triệt sâu Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai diễn ra vào cuối tháng 3-2019.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Nai chính thức được khởi động từ hội nghị quán triệt sâu Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai diễn ra vào cuối tháng 3-2019.

Sản phẩm của Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) là đặc sản địa phương đã có thương hiệu trên thị trường, được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: B.Nguyên
Sản phẩm của Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) là đặc sản địa phương đã có thương hiệu trên thị trường, được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: B.Nguyên

[links()]Chủ trì hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, Chương trình OCOP là bước tiếp theo để tăng thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới nên cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Chương trình phải bám sát vào nội dung chỉ đạo của Trung ương, đồng thời dựa trên tình hình thực tế của tỉnh để tổ chức thực hiện cho hiệu quả; đặc biệt phải phát huy được 3 nguyên tắc là: hành động địa phương hướng tới toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo.

* Giao quyền chủ động cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường gợi ý, thế mạnh của Đồng Nai là rừng, sông Đồng Nai cũng rất đẹp để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi của đông đảo người dân trong tỉnh và lượng khách lớn từ TP.Hồ Chí Minh. Chương trình cần tập trung vào việc tổ chức sự kiện, hội chợ để quảng bá, tiếp thị để tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ ưu tiên chọn những sản phẩm OCOP của Đồng Nai làm quà tặng nhằm tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm của địa phương.

Hàng trăm chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đã đến tham gia hội nghị quán triệt sâu Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai cũng cho thấy chương trình này rất thu hút sự quan tâm của người dân. ông Nguyễn Thành Nhân, chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Thành Nhân (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom) đặt vấn đề: “Hiện các làng nghề gỗ mỹ nghệ ở huyện Trảng Bom sản xuất hơn 200 sản phẩm. Tôi mong được hướng dẫn cụ thể trong việc chọn một sản phẩm hay nhóm sản phẩm. Chúng tôi cũng mong được tư vấn thật cụ thể về chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đăng ký sản phẩm”.

Bày tỏ những khó khăn doanh nghiệp mong được tháo gỡ khi đầu tư vào dịch vụ du lịch nông nghiệp, ông Nguyễn Phạm Việt Anh, Giám đốc Công ty TNHH du lịch sinh thái Hương Đồng (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) chỉ ra: “Dịch vụ của chúng tôi là tập trung vào các mô hình du lịch nông nghiệp gắn với rèn luyện kỹ năng cho trẻ em qua việc trải nghiệm cuộc sống nhà nông như: tham gia gieo trồng, thu hoạch và nhiều kỹ năng sinh hoạt, sản xuất khác. Vì chúng tôi đầu tư vào vùng sâu, vùng xa nên về cơ sở hạ tầng, như: đường, điện…còn hạn chế. Một rào cản không nhỏ là về mặt thủ tục hồ sơ còn khá rườm rà, phức tạp”.

Nhiều ý kiến khác của nông dân và đại diện các hợp tác xã cũng chủ yếu quan tâm đến việc được tư vấn, tập huấn để chọn đúng sản phẩm thế mạnh cũng như hiểu hơn những chính sách hỗ trợ của chương trình; nhất là trong việc quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Tư vấn quốc gia Chương trình OCOP, PGS-TS.Trần Văn Ơn (Trưởng bộ môn Thực vật Trường đại học dược Hà Nội) nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất của Chương trình OCOP là các sản phẩm phải do nông dân đề xuất chứ không phải được chỉ định từ trên xuống theo định hướng ưu tiên cho các sản phẩm có quy mô lớn, đã phát triển”. Điều này sẽ bỏ sót các sản phẩm có tiềm năng khác, đồng thời cũng “lệch” với định hướng của chương trình chia ra 3 trục sản phẩm và phát triển theo quy tắc hình tháp gồm: sản phẩm cấp quốc gia (sản phẩm tỷ USD); sản phẩm cấp tỉnh (sản phẩm trăm triệu USD) và sản phẩm cấp cộng đồng... Mặt khác, chỉ khi nông dân chủ động lựa chọn thì họ mới tự giác theo đuổi ý tưởng của mình và dành nguồn lực để thực hiện.

Nguồn lực chính để triển khai chương trình cũng là huy động từ nông dân, doanh nghiệp. Các nguồn lực này rất đa dạng như: tiền bạc, đất đai đến nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ, sở hữu trí tuệ... Tất cả cần được chuyển thành vốn góp trong quá trình hình thành các pháp nhân kinh doanh như: hợp tác xã, doanh nghiệp. 

* Nhà nước sớm vào cuộc

Vai trò của Nhà nước trong Chương trình OCOP là tạo sự hỗ trợ một cách toàn diện cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện như: hỗ trợ về tư vấn, đào tạo, huấn luyện; xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; xúc tiến thương mại... 

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Lê Văn Gọi, khi triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP tại Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, các sở, ngành, địa phương cần đưa nội dung triển khai Chương trình OCOP bổ sung vào chương trình công tác trọng tâm hằng năm và cả giai đoạn để chủ động thực hiện có hiệu quả. Trong 2 năm đầu, tập trung tổ chức hoạt động hội nghị tuyên truyền, triển khai chương trình; tập huấn về các cấp huyện, cấp xã để thu hút người dân và các tổ chức tham gia.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án Chương trình quốc gia OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2025, định hướng năm 2035. Các sở, ngành liên quan cũng thực hiện ngay nhiệm vụ của mình về phân bổ, hướng dẫn về việc bố trí kinh phí cho chương trình; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiếp cận vốn ưu đãi; hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ, tư vấn phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP; đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP; quảng bá, xúc tiến thương mại; mở rộng kênh phân phối cho sản phẩm OCOP... Mục tiêu trong năm 2019 toàn tỉnh ít nhất phải thực hiện được 12 sản phẩm làm mô hình điểm để tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

Lê Quyên

 

 

 

Tin xem nhiều