Báo Đồng Nai điện tử
En

Ưu đãi cho nông nghiệp, nông thôn: Chưa thực chất

08:05, 03/05/2018

Thời gian qua, Nhà nước có hàng loạt chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở đó, cuối năm 2014, Đồng Nai đã có Nghị quyết 148 của HĐND tỉnh về mức ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Thời gian qua, Nhà nước có hàng loạt chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở đó, cuối năm 2014, Đồng Nai đã có Nghị quyết 148 của HĐND tỉnh về mức ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Trang trại nuôi heo thịt của Công ty TNHH một thành viên Kim Ngọc Xuyến (ở huyện Cẩm Mỹ) được đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản nhờ tiếp cận được chính sách hỗ trợ.
Trang trại nuôi heo thịt của Công ty TNHH một thành viên Kim Ngọc Xuyến (ở huyện Cẩm Mỹ) được đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản nhờ tiếp cận được chính sách hỗ trợ.

Nhưng kết quả giám sát của HĐND tỉnh về việc thực hiện chính sách trên cho thấy số DN, cơ sở tiếp cận được chính sách hỗ trợ vẫn đếm trên đầu ngón tay.

* 3 năm, chỉ 12 dự án được duyệt

Theo Sở Kế hoạch - đầu tư, từ năm 2015 -2017 có rất ít dự án của DN đăng ký được hưởng chính ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 148. Trong đó, chỉ có 12 dự án được duyệt và số dự án đã được giải ngân nguồn vốn hỗ trợ còn ít.

Nguyên nhân chính khiến DN chưa mặn mà là do không đáp ứng đủ điều kiện. Theo quy định, các DN lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư phải có dự án đầu tư được phê duyệt hoặc phải có hồ sơ giải trình kinh tế - kỹ thuật về mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư... Các đối tượng là trang trại, hợp tác xã hoặc các hộ kinh doanh hầu như không đáp ứng về quy mô đầu tư để tiếp cận được các ưu đãi nói trên.

Trong 12 dự án đầu tư được hỗ trợ có 6 dự án đầu tư trong lĩnh vực nuôi heo; 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống cây trồng. Riêng lĩnh vực chế biến nông sản lại vắng bóng.

Một trong số những dự án hiếm hoi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản là Công ty cổ phần sản xuất thức ăn và thức uống Gạo (TP.Hồ Chí Minh) thì thuộc dạng... dự án treo. DN được địa phương giao 20 hécta đất và được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2008. Theo kế hoạch của DN, dự án đầu tư nhà máy chế biến các loại nước trà, cà phê, nước cốt trái cây, các loại thực phẩm từ gạo... có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng và sẽ hoàn thành vào năm 2018. Nhưng đến nay, DN hầu như chưa thực hiện hạng mục đầu tư nào về cơ sở hạ tầng, cũng chưa triển khai chương trình liên kết, bao tiêu nông sản tại Đồng Nai. 

* Sẽ nới rộng cửa?

Theo phản ánh của Công ty TNHH sản xuất thương mại Bình An Thịnh (huyện Trảng Bom), DN nhận được quyết định ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh vào đầu tháng 5-2017 nhưng đến nay vẫn chưa tiếp cận được các chính sách ưu đãi. Nguyên nhân là do vướng mắc về mặt hồ sơ, thủ tục. DN đã có văn bản kiến nghị các cơ quan có liên quan tạo điều kiện, giúp đỡ công ty được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo chủ trương hiện hành.

 Ông Lâm Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại, dịch vụ sản xuất chăn nuôi Thanh Đức (huyện Xuân Lộc), nhận xét: “Tổng đàn gia cầm của Đồng Nai rất lớn, nhưng tỉnh lại chưa quan tâm nhiều đến chính sách ưu đãi cho lĩnh vực chăn nuôi này. Đây là rào cản không nhỏ để khuyến khích DN ứng dụng công nghệ cao đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm”.

Theo Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch - đầu tư Phạm Việt Phương: “Khi ngành chăn nuôi heo rơi vào khủng hoảng thừa do đầu tư tràn lan, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng thẩm định hồ sơ đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi heo. Trong khi đó, tổng đàn gia cầm của Đồng Nai rất lớn nhưng không thuộc đối tượng được hỗ trợ. Theo đó, Sở Kế hoạch - đầu tư đã kiến nghị tỉnh mở rộng hỗ trợ cho ngành chăn nuôi gia cầm”.

Bình Nguyên

Tin xem nhiều