Báo Đồng Nai điện tử
En

Những chính sách khi tham gia truyền hình số hóa

10:10, 08/10/2015

Ngày 31-12-2016, Đồng Nai và 25 tỉnh, thành khác trên cả nước sẽ ngưng phát sóng chương trình truyền hình tương tự (Analog) để chuyển sang truyền hình số mặt đất. Và theo lộ trình đến cuối năm 2020, cả nước sẽ chuyển sang truyền hình số mặt đất, chấm dứt hoàn toàn phát sóng truyền hình tương tự trên phạm vi cả nước.

Ngày 31-12-2016, Đồng Nai và 25 tỉnh, thành khác trên cả nước sẽ ngưng phát sóng chương trình truyền hình tương tự (Analog) để chuyển sang truyền hình số mặt đất. Và theo lộ trình đến cuối năm 2020, cả nước sẽ chuyển sang truyền hình số mặt đất, chấm dứt hoàn toàn phát sóng truyền hình tương tự trên phạm vi cả nước.

Chuyển sang số hóa truyền hình mặt đất, chất lượng âm thanh, hình ảnh hơn hẳn truyền hình tương tự.
Chuyển sang số hóa truyền hình mặt đất, chất lượng âm thanh, hình ảnh hơn hẳn truyền hình tương tự.

Theo Bộ Thông tin - truyền thông, cả nước hiện có khoảng 50% hộ gia đình đang sử dụng truyền hình tương tự (gần 10 triệu hộ). Khi chuyển sang truyền hình số mặt đất, các hộ gia đình trên buộc phải mua đầu thu kỹ thuật số DVB-T2. Những hộ nghèo, cận nghèo sẽ được Chính phủ hỗ trợ để mua đầu thu DVB-T2.

* Lợi ích của truyền hình số

Truyền hình số mặt đất tại Việt Nam được chia thành 5 giai đoạn để thực hiện. Giai đoạn 1, TP. Đà Nẵng làm thí điểm và phải hoàn thành phát sóng chương trình truyền hình số mặt đất trước ngày 30-9-2015. Giai đoạn 2 sẽ có 4 thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội (cũ), Hải Phòng, Cần Thơ.

360 tỷ đồng giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi

Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược thông tin - truyền thông, Chính phủ chi khoảng 360 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí quốc gia để mua đầu thu DVB-T2 nhằm đảm bảo khi các tỉnh, thành chuyển qua số hóa truyền hình mặt đất, các hộ vẫn có thể xem truyền hình không gặp khó khăn gì. Còn các địa phương có chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia thì những hộ nghèo cao hơn chuẩn quốc gia sẽ do ngân sách địa phương hỗ trợ để đảm bảo các hộ dân có máy thu hình xem được truyền hình số.

Giai đoạn 3 có Đồng Nai và 25 tỉnh, thành là Hà Nội mở rộng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang sẽ bắt đầu thực hiện số hóa truyền hình mặt đất trước ngày 31-12-2016.

Giai đoạn 4 sẽ có 18 tỉnh bắt đầu số hóa truyền hình mặt đất từ đầu năm 2019, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... Và giai đoạn 5 đến cuối năm 2020 gồm 15 tỉnh vùng sâu, vùng xa còn lại.

Gần 30 kênh truyền hình số mặt đất phát miễn phí

Theo Bộ Thông tin - truyền thông, khi Việt Nam chuyển sang số hóa truyền hình mặt đất cả nước sẽ có gần 30 kênh phát miễn phí là: VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV6, VTV9, VTV3HD, VTV6HD, ANTV, VTV Cần Thơ 1, VTV Cần Thơ 2, H1, Vnews, HTV7, HTV9, THVL1, VTC@1, VTC@2, VTC@3, VTC@4, VTC@5, VTC@6, VTC@10, VTC@14,  VTC@16,  DRT, DRT2. Ngoài ra, muốn xem thêm các kênh khác các hộ gia đình phải đăng ký mua thêm kênh theo gói cước của nhà cung cấp. Tuy nhiên, giá cước cho truyền hình trả tiền ngày càng đa dạng và có sự cạnh tranh nên giá giảm dần, có những gói cước truyền hình trả tiền chỉ từ 60-80 ngàn đồng/tháng có thể xem được 60-140 kênh, trong đó có nhiều kênh HD.

Ông Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược thông tin - truyền thông (Bộ Thông tin - truyền thông) cho biết: “Lợi ích của số hóa truyền hình mang lại rất cao nên nhiều quốc gia trên thế giới, như: Hoa Kỳ đã hoàn thành vào năm 2009, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... đã hoàn thành vào năm 2012. Nằm trong xu thế chung, Việt Nam sẽ hoàn thành số hóa truyền hình trên toàn quốc vào năm 2010. Số hóa truyền hình mặt đất sẽ giúp chất lượng âm thanh tốt, hình ảnh rõ nét và thêm nhiều dịch vụ tiện ích”. Hiện nay, đã có 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương đang hoàn tất việc số hóa truyền hình mặt đất là: TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Hà Nội (cũ). Các khu vực đã chuyển đổi sang số hóa truyền hình mặt đất trên người dân đều nhận xét chất lượng hình ảnh, âm thanh hơn hẳn so với truyền hình tương tự mặt đất. Việc chuyển đổi đơn giản không gây gián đoạn hoặc khó khăn gì cho người sử dụng.

* Không để gián đoạn chương trình truyền hình

Theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì sẽ chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng. Từng bước mở rộng vùng phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước.

Đầu thu kỹ thuật số DVB-T2.
Đầu thu kỹ thuật số DVB-T2.

Các địa phương tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng. Theo Sở Thông tin - truyền thông, Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành triển khai sớm việc tuyên truyền đến người dân về lộ trình thực hiện số hóa truyền hình mặt đất để người dân biết rõ được những lợi ích khi Nhà nước chuyển đổi. Qua đó, giúp người dân có sự chuẩn bị và không bất ngờ khi chương trình số hóa truyền hình mặt đất triển khai. Đồng thời, người dân biết trước, khi mua truyền hình sẽ chọn lựa các dòng tivi có sẵn tích hợp đầu thu DVB-T2. Như vậy vào cuối năm 2016, khi Đồng Nai thực hiện số hóa truyền hình mặt đất người tiêu dùng sẽ không phải mua thêm đầu thu.

Cũng theo Bộ Thông tin - truyền thông, chỉ những hộ sử dụng truyền hình tương tự mới phải chuyển đổi bằng cách mua thêm đầu thu DVB-T2, còn các hộ sử dụng truyền hình trả tiền, như: truyền hình internet, cáp, truyền hình kỹ thuật số... không bị ảnh hưởng gì.

Đầu thu kỹ thuật số giá gần 600 ngàn đồng/chiếc

Theo Đài Truyền hình Việt Nam, khi các tỉnh thành tiến hành số hóa truyền hình mặt đất, các hộ gia đình có thể chọn mua đầu thu kỹ thuật số DVB-T2 để xem các chương trình. Riêng phía Đài Truyền hình Việt Nam hiện đã đưa ra thị trường 2 loại đầu thu kỹ thuật số, loại thường giá gần 600 ngàn đồng/chiếc, loại HD giá gần 700 ngàn đồng/chiếc. Mua 2 loại đầu thu kỹ thuật số này các hộ sử dụng sẽ không mất phí thuê bao hàng tháng. Ngoài ra đầu thu này còn các tính năng khác, như: thu được hàng chục kênh truyền hình số miễn phí, hẹn giờ xem chương trình, ghi lại và xem lại chương trình yêu thích qua USB...

 

Uyển Nhi

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều