Báo Đồng Nai điện tử
En

"Bình thường mới" ở phố sửa đồ cũ

07:11, 20/11/2021

Nằm giữa trung tâm TP.Biên Hòa, ở khu vực chợ Biên Hòa có một con phố tập trung rất nhiều tiệm chuyên nhận may vá, sửa quần áo, giày dép, túi xách cũ. Đó là một đoạn trên tuyến đường Quang Trung: đoạn nối giữa đường Lê Thánh Tôn và đường Phan Chu Trinh, thuộc P.Thanh Bình.

Nằm giữa trung tâm TP.Biên Hòa, ở khu vực chợ Biên Hòa có một con phố tập trung rất nhiều tiệm chuyên nhận may vá, sửa quần áo, giày dép, túi xách cũ. Đó là một đoạn trên tuyến đường Quang Trung: đoạn nối giữa đường Lê Thánh Tôn và đường Phan Chu Trinh, thuộc P.Thanh Bình.

Tuyến đường Quang Trung (phía sau chợ Biên Hòa) thuộc địa bàn P.Thanh Bình đã trở thành phố may vá đồ cũ từ hàng chục năm nay. Ảnh: Trần Danh
Tuyến đường Quang Trung (phía sau chợ Biên Hòa) thuộc địa bàn P.Thanh Bình đã trở thành phố may vá đồ cũ từ hàng chục năm nay. Ảnh: Trần Danh

Đoạn phố này chỉ dài gần 100m nhưng hai bên đường có khoảng chục tiệm chuyên sửa đồ cũ. Sau nhiều tháng liền phải ngưng hoạt động vì toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, đến nay, các tiệm này đã trở lại hoạt động bình thường. Các thợ sửa đồ rất phấn khởi vì khách vẫn tìm tới sửa đồ, tuy không nhiều như trước nhưng vẫn có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Theo nghề may vá được hơn 15 năm, anh Hà Vinh là một trong những tay thợ chuyên nghiệp chuyên sửa quần, áo cũ ở khu vực chợ Biên Hòa. Ảnh: Trần Danh
Theo nghề may vá được hơn 15 năm, anh Hà Vinh là một trong những tay thợ chuyên nghiệp chuyên sửa quần, áo cũ ở khu vực chợ Biên Hòa. Ảnh: Trần Danh

Những người thợ sửa đồ cũ ở đây hầu hết đã có hàng chục năm theo nghề may vá và phần lớn là đàn ông. Nhiều gia đình cả 2 thế hệ (cha mẹ, các con) cùng tham gia nghề may vá đồ cũ để kiếm sống.

Theo nhiều người dân ở khu vực này, phố sửa đồ cũ đã hình thành và tồn tại hàng chục năm. Ban đầu, người dân mang theo những chiếc máy may ra ngồi vỉa hè để nhận sửa đồ cũ cho dân trong vùng. Nhiều người thấy nghề này cũng kiếm sống được nên cứ vậy theo nhau làm nghề. Lâu dần, nhiều người đã mua nhà, thuê ki-ốt lập cửa tiệm để làm nghề một cách chuyên nghiệp hơn.

Để đáp ứng yêu cầu “sửa như không sửa” của khách hàng, những người thợ may đã phải rất tỉ mỉ trong từng đường kim, mũi chỉ. Ảnh: Trần Danh
Để đáp ứng yêu cầu “sửa như không sửa” của khách hàng, những người thợ may đã phải rất tỉ mỉ trong từng đường kim, mũi chỉ. Ảnh: Trần Danh

 

Mỗi khi có khách đến sửa quần áo, các thợ may đều phải kiểm tra lại số đo cho khách. Ảnh: Trần Danh
Mỗi khi có khách đến sửa quần áo, các thợ may đều phải kiểm tra lại số đo cho khách. Ảnh: Trần Danh

 

Vắt sổ là khâu mà các tiệm may đều phải thực hiện khi nhận sửa đồ. Ảnh: Trần Danh
Vắt sổ là khâu mà các tiệm may đều phải thực hiện khi nhận sửa đồ. Ảnh: Trần Danh

 

Để đáp ứng được tất cả yêu cầu của khách, các tiệm may đều có đủ loại chỉ theo các màu sắc khác nhau. Ảnh: Trần Danh
Để đáp ứng được tất cả yêu cầu của khách, các tiệm may đều có đủ loại chỉ theo các màu sắc khác nhau. Ảnh: Trần Danh

 

Với hàng chục năm thâm niên theo nghề và có 4-5 thợ cùng làm, hằng ngày tiệm may của anh Nguyễn Minh Châu đã nhận được rất nhiều đồ của khách hàng đến sửa. Ảnh: Trần Danh
Với hàng chục năm thâm niên theo nghề và có 4-5 thợ cùng làm, hằng ngày tiệm may của anh Nguyễn Minh Châu đã nhận được rất nhiều đồ của khách hàng đến sửa. Ảnh: Trần Danh

 

Thợ sửa quần áo cẩn thận đo chỉnh lại đồ trước khi giao trả cho khách. Ảnh: Trần Danh
Thợ sửa quần áo cẩn thận đo chỉnh lại đồ trước khi giao trả cho khách. Ảnh: Trần Danh

 

Bên cạnh những tiệm may quần áo, trên đường Quang Trung cũng có một số tiệm sửa giày dép. Trong ảnh: Ông Trần Văn Phát, một thợ sửa giày dép cũng đã có mặt tại tuyến phố này được 25 năm. Ảnh: Trần Danh
Bên cạnh những tiệm may quần áo, trên đường Quang Trung cũng có một số tiệm sửa giày dép. Trong ảnh: Ông Trần Văn Phát, một thợ sửa giày dép cũng đã có mặt tại tuyến phố này được 25 năm. Ảnh: Trần Danh

Trần Danh

Tin xem nhiều