Báo Đồng Nai điện tử
En

3 cuốn sách mới bên linh cữu Lê Văn Nghĩa

08:07, 31/07/2021

Nhiều người đã không khỏi kính phục thêm Lê Văn Nghĩa khi biết cho đến tận những ngày cuối đời, nhà văn vẫn làm việc, lao động chữ nghĩa miệt mài để hoàn thành các tác phẩm mới.

Nhiều người đã không khỏi kính phục thêm Lê Văn Nghĩa khi biết cho đến tận những ngày cuối đời, nhà văn vẫn làm việc, lao động chữ nghĩa miệt mài để hoàn thành các tác phẩm mới.

Ba tác phẩm đã in khi nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa qua đời
Ba tác phẩm đã in khi nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa qua đời

Bà Đinh Thị Thanh Thủy - Giám đốc NXB Tổng hợp TP.HCM, cho hay: “NXB và anh Lê Văn Nghĩa đã phối hợp thực hiện hai tựa truyện sưu tập các tiểu phẩm trào phúng của anh mang tựa: Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ thần giáng, Điệp viên Không Không Thấy Đại Văn Mỗ. Tiếc là do dịch bệnh ảnh hưởng tiến độ nên 2 tập sách không xuất bản kịp lúc anh còn sống, khiến tôi áy náy khôn cùng, cảm giác bất lực và đau nhói. Cuối cùng, nhà in đã in kịp chỉ trong 1 ngày để tôi có thể mang 2 cuốn sách nóng hổi mùi mực in đến bên bàn thờ và linh cữu anh Nghĩa tại lễ tang…”.

Đại diện NXB Trẻ cũng cho biết tác phẩm tạp bút và biên khảo Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức của nhà văn Lê Văn Nghĩa cũng đã “in xong gấp rút chỉ trong một ngày và một đêm” để có những cuốn sách đầu tiên từ nhà in kịp mang đến tưởng niệm tại linh cữu nhà văn.

Trong quyển sách Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức, tác giả Lê Văn Nghĩa đã tìm về những “miếu đền ký ức”, trở về tuổi thơ “mang ít nhiều hình dáng của một Sài Gòn xưa”. Những ký ức tuổi thơ của tác giả “như bức tranh về đời sống, nếp sống, vỉa tầng văn hóa, chuyện học hành của một Sài Gòn - Chợ Lớn cách đây gần nửa thế kỷ, dù chỉ là những mảnh rời nhưng vẫn chan chứa hồn Sài Gòn và những bóng dáng yêu thương”.

Ở phần biên khảo, nhà văn cũng tìm lại mạch ngầm văn hóa, văn nghệ ở Sài Gòn “đầy ánh lửa đam mê một thời”, những câu thơ “tôn thờ Sài Gòn như một tình yêu vĩnh cửu”. Lê Văn Nghĩa viết: “Những dòng nước ngọt văn học nghệ thuật từ mạch ngầm này đã góp phần làm nên một phần bản sắc văn hóa Sài Gòn mà “ta nào quên được những bài vọng cổ, vở cải lương mà chỉ cần ca lên, như Trăng Thu dạ khúc, thì nước mắt lại chảy dài nhớ lại tuổi xưa?”.

L.K

Tin xem nhiều